Chủ Nghĩa Xã Hội Được Hiểu Như Là Trắc Nghiệm

Chủ Nghĩa Xã Hội Được Hiểu Như Là Trắc Nghiệm

Chủ nghĩa xã hội (Hán Nôm: 主義社會 tiếng Đức: Sozialismus; tiếng Anh: Socialism; tiếng Pháp: socialisme; tiếng Nhật: 社会主義, tiếng Trung giản thể: 社会主义, tiếng Trung phồn thể: 社會主義) là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ. Không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận Thể chế Đại nghị và dân chủ như chủ nghĩa xã hội dân chủ, thậm chí phát xít Đức cũng tự nhận mình là những người theo chủ nghĩa xã hội. Theo đó, có sự phân biệt giữa những khuynh hướng chủ nghĩa cộng sản, dân chủ xã hội và vô chính phủ. Những người theo chủ nghĩa xã hội thường nhấn mạnh giá trị cơ bản như bình đẳng, công bằng và đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội và lý thuyết phê phán xã hội. Họ theo đuổi mục tiêu tạo ra một trật tự xã hội hòa hợp và hướng đến công bằng xã hội.

Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học

Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm tất cả các khía cạnh và yếu tố của xã hội. Cụ thể như sau:

Xã hội và cấu trúc xã hội: Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu cách mà xã hội được tổ chức và chia thành các tầng lớp, giai cấp, nhóm và hệ thống quyền lực nhằm khám phá cấu trúc xã hội và quan hệ giữa các thành phần trong xã hội.

Tương tác xã hội và hành vi con người: Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung vào nghiên cứu tương tác xã hội giữa con người và nhóm xã hội. Nó quan tâm đến hành vi xã hội, quan hệ giữa cá nhân và nhóm, ảnh hưởng của xã hội lên hành vi và cách mà con người tương tác với nhau.

Quyền lực và bất công xã hội: Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đề quyền lực trong xã hội, bao gồm sự phân chia quyền lực, áp bức, bất công và bất bình đẳng xã hội. Nó giúp hiểu rõ các cơ chế quyền lực và tác động của chúng lên xã hội.

Kinh tế và hệ thống kinh tế: Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vai trò của kinh tế trong xã hội, bao gồm cơ cấu kinh tế, sản xuất, phân phối và sự phát triển kinh tế. Học thuyết này cũng khám phá quan hệ giữa kinh tế và các yếu tố xã hội khác.

Văn hóa và ý thức xã hội: Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu văn hóa, giá trị, niềm tin, quan điểm và ý thức xã hội. Đồng thời chủ nghĩa xã hội còn tìm hiểu sự tương tác giữa văn hóa và xã hội, cũng như ảnh hưởng của văn hóa đến hành vi và quyết định xã hội.

Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là toàn bộ yếu tố xã hội (Ảnh minh hoạ)

Phương pháp nghiên cứu đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học

Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu đặc thù mà chủ nghĩa xã hội khoa học áp dụng:

Quan sát trực tiếp: Chủ nghĩa xã hội khoa học thường sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để nghiên cứu xã hội. Nó bao gồm việc quan sát và ghi chép các hành vi, tương tác và sự tương tác xã hội trong các tình huống thực tế. Qua việc quan sát trực tiếp, nhà nghiên cứu có thể thu thập thông tin chính xác về các hiện tượng xã hội.

Nghiên cứu tài liệu: Chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để khám phá và phân tích các tài liệu như sách, bài báo, tư liệu lịch sử, tài liệu thống kê và các nguồn thông tin khác. Qua việc nghiên cứu tài liệu, nhà nghiên cứu có thể hiểu sâu hơn về các quy luật xã hội, sự phát triển xã hội và các hiện tượng xã hội khác.

Phỏng vấn: Chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin từ người dân và các nhóm xã hội. Qua việc trò chuyện và phỏng vấn, nhà nghiên cứu có thể hiểu sâu hơn về quan điểm, kinh nghiệm và ý kiến của con người đối với các vấn đề xã hội.

Phân tích số liệu thống kê: Chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng phân tích số liệu thống kê để đo lường và phân tích các dữ liệu xã hội. Nó sử dụng các phương pháp thống kê để xác định mối quan hệ giữa các biến xã hội và đưa ra những phân tích chính xác về xã hội.

Mô hình hóa xã hội: Chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng mô hình hóa xã hội để tạo ra các mô hình, lý thuyết và khung nhìn lý thuyết về xã hội. Các mô hình này giúp nhà nghiên cứu hiểu và giải thích sự phát triển và tương tác trong xã hội.

Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng nhấn mạnh vai trò của việc nghiên cứu các tư tưởng xã hội và tác động của chúng lên xã hội. Học thuyết này đồng thời đòi hỏi sự áp dụng các khái niệm và lý thuyết xã hội để hiểu và giải thích các hiện tượng xã hội.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giải thích cho bạn đọc được khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học là gì cũng như các phương pháp nghiên cứu xã hội theo cách khoa học. Qua đó giúp bạn đọc có thể hiểu và giải thích các quy luật, quy tắc xã hội, phân tích các vấn đề xã hội và nghiên cứu mối quan hệ xã hội một cách hiệu quả.

Phải chăng sở hữu xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

TCCS - Trong một thời gian khá dài, ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có Việt Nam tồn tại quan điểm coi sở hữu XHCN là mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Biểu hiện cụ thể của quan điểm này là việc nhanh chóng thiết lập chế độ công hữu với hai hình thức sở hữu: Toàn dân và tập thể gắn liền với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp... Đó là sự nôn nóng, chủ quan duy ý chí trong quá trình phát triển, là nhận thức cứng nhắc, giáo điều về nền kinh tế XHCN, là sự biểu hiện trực tiếp của việc chưa nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất (QHSX) với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất (LLSX). Vì vậy, có thể khẳng định, công hữu XHCN không phải mục tiêu của xây dựng CNXH và không phải là điều kiện đủ bảo đảm thắng lợi của CNXH.

Vai trò của sở hữu về mặt kinh tế, chính trị và trong hệ thống quan hệ sản xuất

Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải có những sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu, do đó, phải tiến hành sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình sản xuất (QTSX) đã xuất hiện mối quan hệ giữa con người với con người thông qua việc chiếm hữu tư liệu sản xuất (TLSX) và sản phẩm lao động, tức là của cải vật chất của xã hội. Theo C.  Mác, đó chính là quan hệ sở hữu, khác với sự chiếm hữu các sản phẩm tự nhiên - biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ sở hữu là mặt xã hội của quan hệ chiếm hữu. Theo C.  Mác: Sở hữu là một quan hệ xã hội, là một phạm trù lịch sử - cụ thể, nó biến đổi cùng với sự biến đổi của LLSX, của các hình thái kinh tế - xã hội...; là quan hệ sản xuất chứ không phải là quan hệ ý chí; là quan hệ mang tính pháp lý.

Bởi vậy, sở hữu giữ vị trí cực kỳ quan trọng cả về mặt kinh tế và chính trị:

+ Về mặt kinh tế: Sở hữu có quan hệ mật thiết với QTSX của cải vật chất. Sở hữu chính là mối quan hệ khách quan giữa con người với con người trong QTSX. Đó chính là các quan hệ về các điều kiện khách quan của sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng những của cải của xã hội. Nhờ có quan hệ khách quan này, con người có thể tiến hành QTSX ra của cải vật chất và tinh thần và chính là nhờ có QTSX này mà xã hội loài người tồn tại và phát triển. C.  Mác viết: Nơi nào không có một hình thức sở hữu nào cả, thì ở đó cũng không có một nền sản xuất nào cả; do đó, cũng không có một xã hội nào cả.. Điều này nói lên rằng sở hữu là cơ sở, điều kiện của sản xuất và cũng là nội dung kinh tế của sở hữu. Nói đến sở hữu là nói đến quan hệ với các điều kiện (các yếu tố của sản xuất: người lao động, tư liệu sản xuất...), đồng thời nói đến quan hệ chiếm hữu các điều kiện sản xuất và sản phẩm lao động làm ra. Do đó, nội dung kinh tế còn thể hiện ở những lợi ích kinh tế, quyền lợi kinh tế của chủ sở hữu được hưởng từ những cái mà họ sở hữu. Chính những lợi ích kinh tế, quyền lợi kinh tế ấy mà các chủ sở hữu luôn luôn tìm cách gia tăng phạm vi và quy mô sở hữu của mình. Hay nói khác, sở hữu trở thành phương tiện chủ yếu để đạt tới các mục tiêu kinh tế của chủ sở hữu.

+ Về mặt chính trị: C.  Mác cho rằng, giai cấp nào nắm được quyền sở hữu những TLSX chủ yếu, thì giai cấp đó nắm quyền tổ chức quản lý sản xuất, nắm quyền phân phối sản phẩm xã hội; giai cấp nào nắm quyền chi phối lĩnh vực sản xuất các giá trị vật chất, thì giai cấp đó cũng nắm quyền chi phối mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, là giai cấp thống trị xã hội. C.  Mác viết: “Và thật vậy, tất cả mọi cuộc cách mạng gọi là những cuộc cách mạng chính trị, từ cuộc cách mạng đầu tiên đến cuộc cách mạng cuối cùng, đều được tiến hành để bảo hộ sở hữu thuộc một loại nào đó”(1).

Quan hệ sở hữu là quan hệ cơ bản, quyết định các mặt và các quan hệ khác trong hệ thống QHSX. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu (QHSH) về TLSX, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối lưu thông sản phẩm; ba mặt đó liên hệ với nhau rất khăng khít, thống nhất với nhau tạo nên hệ thống tương đối ổn định so với LLSX, nhưng trong đó, mặt thứ nhất là cơ bản, đóng vai trò quyết định hai mặt sau. Quan hệ sở hữu cũng quyết định trực tiếp bản chất của QHSX và qua đó, quyết định bản chất của thể chế chính trị.

Quan hệ sở hữu có vai trò quyết định đối với quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, nhưng quan hệ tổ chức quản lý cũng có tác động tích cực trở lại đến QHSH. Tự QHSH không thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu. Lợi ích này chỉ có được khi các đối tượng của chủ sở hữu được tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả. Trong trường hợp ngược lại, lợi ích của chủ sở hữu không được bảo đảm, mà quy mô sở hữu lợi ích kinh tế cũng bị thu hẹp, địa vị xã hội của họ bị suy giảm. Quan hệ sở hữu chi phối quan hệ phân phối lưu thông và quan hệ phân phối lưu thông cũng có ảnh hưởng trở lại đến QHSH, hoặc làm tăng hoặc làm giảm quy mô sở hữu, lợi ích kinh tế, làm giảm động lực phát triển kinh tế - xã hội. Quan hệ sở hữu là mặt cơ bản của QHSX, là cơ sở nền tảng của các mối quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội và là điều kiện, phương tiện chủ yếu để các chủ thể đạt các mục tiêu kinh tế.

Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa không phải là mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nó chỉ là phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,... tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc (Trong ảnh: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm nhà máy sản xuất thiết bị điện tử thông minh tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc) _Nguồn: baochinhphu.vn

Sở hữu xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là công hữu XHCN và vai trò của nó trong việc thực hiện các mục tiêu của CNXH

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho rằng: Giai cấp vô sản làm cách mạng vô sản thắng lợi thì phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa (TBCN) và thiết lập chế độ công hữu hay công cộng hoặc sở hữu xã hội. Tư tưởng về sự xác lập chế độ công hữu theo C.  Mác và Ph.  Ăng-ghen: “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản  đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”(2). Hai ông hy vọng và tin tưởng rằng, trong chế độ công hữu mọi người sẽ bình đẳng với nhau trong sử dụng TLSX để nuôi sống mình, do đó sẽ không còn sự phân chia xã hội thành giai cấp.

C.  Mác và Ph.  Ăng-ghen đã phác họa những đặc trưng cơ bản của chế độ công hữu như sau: 1- Đất đai và các TLSX nhân tạo đã tích lũy được của xã hội phải được sử dụng chung một cách có tổ chức theo kế hoạch của cơ quan quản lý sản xuất là nhà nước vô sản; 2- Mục tiêu của thiết lập chế độ công hữu, của xã hội hóa TLSX là “để tăng thật nhanh số lượng những LLSX”; 3- Trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội công dân có nghĩa vụ: Phải lao động, có trách nhiệm tự quản (liên kết những người tự chủ), xã hội không dung thứ bóc lột, tức không lao động mà có thu nhập và hưởng phúc lợi xã hội, thực hiện giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em; xóa bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay; kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất, nông nghiệp với công nghiệp, làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Từ đây có thể thấy, thiết lập sở hữu xã hội/công hữu về TLSX không phải là mục tiêu của công cuộc xây dựng XHCN, mà mục đích của việc thiết lập, phát triển sở hữu xã hội/công hữu... là tạo cơ sở, nền tảng để phát triển LLSX, gia tăng của cải vật chất của xã hội; giải phóng con người khỏi mọi quan hệ ràng buộc, và phát huy nhân tố con người; xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, văn minh. Đây chính là mục tiêu của xã hội XHCN mà các quốc gia đi theo con đường XHCN đang hướng tới.

Sở hữu XHCN không phải là mục tiêu của xây dựng CNXH, mà chỉ là cơ sở, điều kiện để xây dựng CNXH, có vai trò (tác động tích cực) trong việc hình thành và thực hiện các mục tiêu cơ bản của CNXH. Đó là:

Thứ nhất, xóa bỏ tư hữu TBCN, thiết lập quan hệ sở hữu XHCN sẽ tạo điều kiện cho xã hội “đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước... và để tăng thật nhanh số lượng những LLSX”(3); có nghĩa là thiết lập quan hệ sở hữu XHCN phải nhằm làm cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động giành lấy toàn bộ LLSX, thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ hơn; thúc đẩy tăng năng suất lao động của xã hội nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên xã hội.

Thứ hai, sở hữu XHCN tạo điều kiện để tiến hành công nghiệp hóa XHCN nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. Công nghiệp hóa (CNH) và xây dựng nền đại công nghiệp với tính cách là nền tảng kinh tế, là cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của công cuộc xây dựng CNXH. V.I.  Lê-nin kế thừa tư tưởng của C.  Mác và Ph.  Ăng-ghen, sau Cách mạng Tháng Mười đã chỉ rõ: Để chuyển lên CNXH là phải phát triển kinh tế “nâng cao năng suất lao động trên phạm vi cả nước”; Nhà nước mạnh và nền sản xuất với năng suất cao là điều kiện vật chất để bảo đảm thiết lập CNXH. V.I.  Lê-nin đã nêu ra luận điểm (công thức): Chủ nghĩa cộng sản (CNCS) là chuyên chính vô sản cộng với điện khí hóa toàn nước Nga. Trong luận điểm này, chuyên chính vô sản (CCVS) là chủ đạo, là cơ sở và điều kiện chính trị quyết định của quá trình phát triển CNXH, còn đại công nghiệp với trình độ điện khí hóa (trình độ tiên tiến lúc bấy giờ là cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH). Theo V.I.  Lê-nin, vấn đề sống còn của CNXH là vấn đề CCVS được thiết lập, được tăng cường ra sao và nền tảng vật chất - kỹ thuật, nền đại công nghiệp, điện khí hóa được tạo ra như thế nào? Bởi vì, CNXH được thiết lập ở một nước nông nghiệp lạc hậu, cái thiếu nhất, và do đó cái cần thiết là LLSX đại công nghiệp, là nền tảng kinh tế của CNXH, là cơ sở duy nhất tạo ra năng suất lao động cao, nhờ đó có thể chiến thắng được CNTB.

Thứ ba, sở hữu XHCN tạo tiền đề, điều kiện để giải phóng con người và phát triển con người toàn diện. Giải phóng con người trước hết là phải kể đến vấn đề giải phóng con người khỏi sự tha hóa lao động - một thứ lao động cưỡng bức lệ thuộc vào những ông chủ tư hữu TLSX, một thứ lao động bị lệ thuộc vào máy móc như C.  Mác và Ph.  Ăng-ghen nói tới trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Con đường giải phóng con người là khắc phục sự tha hóa của lao động, nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN. Sự phát triển toàn diện của con người là một quá trình tiến bộ không ngừng gắn với sự phát triển của LLSX. Chỉ khi LLSX phát triển đến một trình độ cao nhất định, khi mà không còn tình trạng người bóc lột người, giai cấp này bóc lột giai cấp khác và “coi trọng phát triển giáo dục” và “kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất” thì khi đó con người mới phát triển toàn diện.

Từ đây, có thể khẳng định rằng: Chế độ công hữu XHCN không phải là mục tiêu của xây dựng CNXH ở nước ta, nó chỉ là hình thức, hay phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển LLSX hiện đại và là cơ sở, nền tảng để kiến tạo thượng tầng kiến trúc và chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Thực tiễn xây dựng và phát triển chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất ở các nước XHCN trước đây chứng tỏ sở hữu XHCN không phải là mục tiêu của xây dựng CNXH

Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, CNXH đã trở thành một hệ thống thế giới và là xu thế phát triển của thời đại “quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH’’ và trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người’’ mà Liên Xô là trụ cột. Trong bối cảnh đó, toàn bộ tư duy lý luận về đường lối xây dựng CNXH ở các nước XHCN, trong đó có Việt Nam là dựa vào lý thuyết về sự quá độ lên CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN trước đây. Lý luận về thời kỳ quá độ (TKQĐ) đi lên CNXH khi đó đã khẳng định: Đây là thời kỳ mà nền kinh tế dựa trên sự thống trị tuyệt đối của chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất, dưới hai hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, gắn với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong một nền kinh tế “thuần khiết” XHCN như vậy, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ... đều bị coi là phi XHCN, phải thực hiện cải tạo XHCN.

Tư duy lý luận về xây dựng CNXH theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu cho rằng, QHSX có thể đi trước LLSX để hướng dẫn, mở đường và thúc đẩy LLSX phát triển. Vì thế, chúng ta đã chủ trương nhanh chóng xây dựng chế độ công hữu XHCN với hai hình thức sở hữu: Toàn dân và tập thể, phủ nhận sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân, xác lập độc quyền kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Đây có thể coi là sai lầm trong tư duy lý luận và thực tiễn về xây dựng CNXH từ một nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển; đây cũng coi là sự vi phạm quy luật “QHSX phải phù hợp với trình độ nhất định của LLSX”. Quy luật này khẳng định vai trò của LLSX trong mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX. Nói cách khác, LLSX quyết định tính tương thích đối với QHSX, trong QHSX thì quan hệ sở hữu là cốt lõi và chi phối.

Trong lý thuyết kinh tế XHCN truyền thống, chế độ sở hữu tư nhân là cái đối lập với chế độ công hữu XHCN, là yếu tố phi XHCN, nên trong mô hình CNXH kiểu cũ, nhà nước áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hẹp, tiến tới xóa bỏ sở hữu tư nhân về TLSX. Tuy nhiên, sở hữu tư nhân về TLSX, kinh tế tư nhân gắn liền với nó vẫn tồn tại dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Đây là việc làm trái với quan điểm của C.  Mác và Ph.  Ăng-ghen, rằng: quá trình xóa bỏ sở hữu tư nhân TBCN không phải là quá trình phủ định sạch trơn mọi quan hệ sở hữu, mà là quá trình xóa bỏ sự đối lập gay gắt giữa hai cực: “Tư bản” và “Lao động”. C.  Mác viết: “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng  sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”(4).

Đó cũng là sự nóng vội, chủ quan, duy ý chí, không thấy được việc xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN là một quá trình lâu dài không thể nóng vội. Trong “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, trả lời câu hỏi liệu có thể thủ tiêu chế độ tư liệu ngay lập tức được không? Ph.  Ăng-ghen đã trả lời: “Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu... sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu”(5).

C. Mác cũng đã nhấn mạnh, giải quyết vấn đề xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân TBCN và xây dựng chế độ công hữu XHCN là một quá trình lâu dài phải dựa trên những điều kiện hiện thực và kết quả hoạt động hiện thực trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan. Ông viết “Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những LLSX mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những QHSX mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ”(6). Đó là việc làm vi phạm quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX, điều quan trọng hơn là đã gây nên những lãng phí to lớn các nguồn lực phát triển và tạo ra lực cản của sự phát triển.

Trong những năm trước đây cũng tồn tại các quan niệm cho rằng, sở hữu toàn dân phải có hiệu quả hơn sở hữu tập thể và sở hữu tập thể phải có hiệu quả hơn sở hữu tư nhân. Từ đó, trong thực tiễn ở các nước XHCN, người ta đã đồng nhất chế độ công hữu với CNXH, và có ảo tưởng rằng, công hữu càng lớn, càng nhanh chóng có CNXH. Vì thế, người ta đã cố gắng bằng mọi cách gia tăng sở hữu xã hội/công hữu, dưới hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, chưa chú ý đúng mức hoặc lúng túng, bất cập trong việc thực hiện tốt các quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối lưu thông sản phẩm.

Hậu quả là sự phát triển thấp kém cả về kinh tế và mức độ cải thiện đời sống của nhân dân. Để giải toả sự thấp kém này, người ta đã nỗ lực gia tăng đầu tư vào các yếu tố vật chất của LLSX, chủ yếu theo chiều rộng, phát triển sản xuất theo chiều rộng dựa trên cơ sở khai thác các nguồn lực tự nhiên và sức lao động. Rõ ràng là cách thức đó không thể mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, trong thực tế, việc quan tâm quá mức đến quan hệ sở hữu, phát triển các hình thức sở hữu vượt quá trình độ xã hội hóa thực tiễn, chính là việc “tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến giả tạo” so với trình độ phát triển của LLSX.

Thực tiễn của Trung Quốc và một số nước XHCN khác đã chứng minh, chế độ công hữu ít nhất có hai dạng: Một là, chế độ công hữu trong suốt thời kỳ dài không có lợi ích và hiệu quả; hai là, chế độ công hữu có lợi ích và hiệu quả. Như vậy, không thể đánh dấu bằng giữa chế độ công hữu và CNXH. Có chế độ công hữu chưa hẳn đã có CNXH. Ở Trung Quốc, trước khi cải cách, mở cửa, chế độ công hữu chiếm trên 99% nền kinh tế quốc dân, vậy mà nước yếu, dân nghèo. Sau khi bước vào cải cách, mở cửa, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã điều chỉnh cơ cấu chế độ công hữu quá đơn nhất, cho phép nền kinh tế phi công hữu phát triển, giảm một cách đáng kể tỷ trọng chế độ công hữu, đặc biệt là nền kinh tế quốc hữu. Biện pháp này đã thúc đẩy LLSX phát triển, tăng cường sức mạnh của nền kinh tế quốc dân, đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt... Và như Trung Quốc nói là, vẫn giữ được CNXH hoặc gần với CNXH.

Ở Việt Nam, những đột phá về kinh tế “giải phóng lực lượng sản xuất”, mà tư tưởng “làm cho sản xuất bung ra”, thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa IV, tháng 8-1979; trong Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13-1-1981, của Ban Bí thư, về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp”; Quyết định số 25/CP, ngày 21-1-1981, của Hội đồng Chính phủ, về “Một số chủ trương và biện pháp nhằm chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh” và Quyết định số 26/CP, ngày 21-1-1981, của Hội đồng Chính phủ, về “Việc mở rộng hình thức trả lương, khoán lương sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của nông nghiệp”. Có thể coi đây là sự “đột phá đầu tiên’’ trong việc thay đổi chủ trương, chính sách trên lĩnh vực kinh tế, với ý nghĩa là khắc phục những khiếm khuyết, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo XHCN, điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ những rào cản để LLSX phát triển... Và thực tế, từ sau Hội nghị Trung ương 6 khóa IV đến nay đã đưa đến chân lý “bung ra”, “mở cửa”, “cởi trói” không phải là làm mất CNXH, mà ngược lại, nó cứu nguy cho nền kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Hội nghị Trung ương 6 khóa IV đã đưa đến chân lý “bung ra”, “mở cửa”, “cởi trói” không phải là làm mất chủ nghĩa xã hội, mà ngược lại, nó cứu nguy cho nền kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân (Trong ảnh: Thu hoạch vụ mùa trên cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông Cửu Long) _Ảnh: Tư liệu

Sự điều chỉnh việc cải tạo XHCN và xây dựng QHSX mới XHCN sau khi nhận thức được sai lầm, vi phạm quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ nhất định của LLSX

Từ thực tiễn gần 35 năm đổi mới đất nước và tiến trình đổi mới tư duy lý luận, có thể khái quát những điểm chính trong “từ bỏ nền kinh tế quan liêu, bao cấp” và đổi mới “xây dựng QHSX xã hội chủ nghĩa”, như sau:

Thứ nhất, khẳng định dứt khoát phải xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN. Xác định KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam. Gần 35 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, thực hành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ... Từ đây, tư duy về mối quan hệ giữa QHSX và LLSX cũng được thay đổi căn bản, quan niệm về “hoàn thành cuộc cách mạng QHSX” và “giải quyết vấn đề ai thắng ai” trong tư duy cũ về TKQĐ đã dần bị xóa bỏ và QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, giải phóng mạnh mẽ và thúc đẩy LLSX phát triển.

Thứ hai, trước đổi mới chủ yếu phát triển kinh tế công hữu (đồng nghĩa giản đơn với CNXH), không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, đã đi đến khẳng định chủ trương xây dựng nền kinh tế không phải chỉ tồn tại một chế độ sở hữu đơn nhất - sở hữu toàn dân (công hữu) mà tồn tại nhiều chế độ sở hữu và nhiều hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế (TPKT), nhiều hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh, các hình thức sở hữu không tồn tại biệt lập, mà đan xen, hỗn hợp trong các loại hình sản xuất - kinh doanh.

Thứ ba, trước đổi mới, coi xí nghiệp quốc doanh là hình thức cao nhất, độc quyền và phát triển với tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề, lĩnh vực... hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trong quá trình đổi mới đã đi đến khẳng định: các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật là bộ phận cấu thành quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển lâu dài; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; xác định kinh tế nhà nước (theo nghĩa rộng) gồm nhiều nguồn lực của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trong đó doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là lực lượng “nòng cốt’’, mở đường, dẫn dắt, hỗ trợ các TPKT khác cùng phát triển; phát triển kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài..., kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế...

Thực tiễn những năm đổi mới đã khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần với đa dạng hình thức sở hữu cùng tồn tại đan xen. Tư tưởng cốt lõi là công hữu không phải là mục tiêu, không phải là điều kiện bảo đảm cho sự thắng lợi của CNXH. Muốn giải phóng nhanh LLSX, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, cần tạo điều kiện và khuyến khích tất cả các TPKT, phát triển nhiều hình thức sở hữu đa dạng, đan xen hỗn hợp.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế (Trong ảnh: Sản xuất ô tô ở nhà máy VinFast) _Ảnh: Tư liệu

Tuy vậy, cho đến nay, trong vấn đề về sở hữu và các TPKT vẫn còn nhiều điểm chưa được luận giải rõ ràng và thống nhất. Xin đơn cử một vài điểm:

Một là, tư duy và hành động về chế độ sở hữu chưa phù hợp với lý luận và thực tiễn. Theo Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 cũng như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) thì ở Việt Nam hiện nay có ba chế độ sở hữu: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Như vậy, công hữu vẫn là chế độ sở hữu chính. Trong khi lý luận và thực tiễn thế giới cho thấy chỉ có hai chế độ sở hữu: Công hữu và tư hữu tồn tại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Thêm vào đó, chưa có sự phân biệt rõ ràng và không nhất quán trong việc sử dụng các khái niệm: Chế độ sở hữu và hình thức sở hữu cần tiếp tục làm rõ, phù hợp với tư duy mới về xây dựng nền KTTT hiện đại, đáp ứng yêu cầu của quy luật thị trường.

Hai là, quan niệm về nội hàm, bản chất và vai trò của TPKT nhà nước là chưa phù hợp với lý luận và thực tiễn và còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các TPKT ngay từ khi phân loại thành phần và từ nội hàm của phạm trù này. Trên thực tế, khu vực kinh tế nhà nước (KTNN) được ưu đãi nhiều về các nguồn lực (tài nguyên, đất đai và các lợi thế khác, nhất là lợi thế độc quyền trong một số lĩnh vực), nhưng hoạt động kém hiệu quả. Hiệu quả hoạt động của DNNN - lực lượng nòng cốt của KTNN - còn thấp, kể cả trong các lĩnh vực quan trọng... Chính vì thế mà các thế lực thù địch đòi “bỏ” cụm từ KTNN giữ vai trò chủ đạo và phải tư nhân hóa toàn bộ DNNN... Cần phải khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội, trong định hướng phát triển KTNN, quan điểm KTNN giữ vai trò chủ đạo là vấn đề có tính nguyên tắc không thay đổi, tuy vậy, cần hoàn thiện phạm trù KTNN cả về khái niệm, nội hàm và vai trò của nó cho phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Ba là, về đối tượng sở hữu là đất đai. Trong các đối tượng sở hữu, đất đai là vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm cả về kinh tế, chính trị và xã hội, xét dưới góc độ sở hữu, quản lý và sử dụng. Đó là một số vấn đề: Mâu thuẫn giữa quyền sở hữu theo quy định của pháp luật với quyền sở hữu, sử dụng thực tế (Nhà nước có ba quyền, người sử dụng đất có tới sáu quyền do pháp luật quy định, trong đó có các quyền thực chất là thuộc về chủ sở hữu (toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu) như: quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng...); tình trạng nông dân thiếu đất và không có đất với những hệ lụy kinh tế, xã hội phức tạp; hạn điền vẫn là yếu tố cản trở tích tụ - tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng và chất lượng nông sản cao; những tiêu cực nảy sinh từ quản lý, sử dụng đất đai (tình trạng lạm dụng quyền hành biến đất công thành đất tư, nhận hối lộ, lãng phí, tham nhũng đất đai)... đã gây ra những hiệu ứng xã hội bất thuận. Vì thế, xử lý tốt quan hệ đất đai là vấn đề vô cùng hệ trọng trong thời gian tới./.

(1) C.  Mác và Ph.  Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, t. 21, tr.173 (2) C.  Mác và Ph.  Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 626 (3) C.  Mác và Ph.  Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 626 (4) C.  Mác và Ph.  Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 618 (5) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 469 (6) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t.  13, tr. 15 – 16

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.