TPO - Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong cả năm 2023 của Tập đoàn Vingroup đạt 161.634 tỷ đồng, tăng 59% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.051 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch kinh doanh đặt ra tại đại hội cổ đông thường niên.
Hàng nghìn người đứng chờ từ 5h sáng ở sân Mỹ Đình
TPO - Nhiều người hâm mộ xếp hàng ở sân Mỹ Đình từ sáng sớm để đổi vòng, tìm vị trí đẹp tại khu fanzone show "Anh trai say hi" dù chương trình diễn ra vào chiều tối. Trước đó, các nghệ sĩ tổng duyệt đến 3, 4h sáng.
Từ 5h sáng, rất đông khán giả đã có mặt xếp hàng đổi vòng tay ở sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), chuẩn bị concert Anh trai say hi tối 7/12. Những người đến sớm hầu hết mua hạng vé đứng fanzone, đứng gần sân khấu, cần vị trí đẹp để tương tác với thần tượng. Ảnh: Facebook.
Quang cảnh khu vực đổi vé đã kín người. Theo BTC, giờ bắt đầu xếp hàng lúc 11h30, thủ tục check-in từ 12h-19h30. Ảnh: BTC.
Thời tiết tại Hà Nội lúc này ở mức 20 độ C, tại Mỹ Đình xuất hiện mưa nhỏ. Ảnh: BTC.
Dàn Anh trai được người hâm mộ chuẩn bị các dự án chào đón phía ngoài sân vận động Mỹ Đình. Ảnh: BTC.
Các anh trai tổng duyệt đến 3-4h sáng, gấp rút chuẩn bị cho hai đêm concert ở Thủ đô. Ảnh: BTC.
Tiền bạc được cho là vấn đề nhạy cảm trong các cuộc hẹn hò. Trong khi nhiều người quan niệm rằng "cánh mày râu" nên là người chi trả toàn bộ chi phí du lịch cho bạn gái, thì số khác lại cho rằng nam và nữ cần có sự san sẻ tiền bạc với nhau.
Đỗ Hoàng My (25 tuổi, TP Thủ Đức) và bạn trai vừa kết thúc chuyến đi Đà Lạt 3 ngày 2 đêm cùng nhau, với tổng chi phí gần 4 triệu đồng. Với Hoàng My, việc chia tiền khi đi du lịch với người yêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy theo quan điểm, tình hình tài chính và mối quan hệ giữa hai người.
"Trong đa số chuyến đi, chúng tôi đều quyết định chia 50/50 ngay từ đầu. Cả hai đều có tài chính riêng, việc san sẻ chi phí giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho nhau và cảm thấy thoải mái hơn", Hoàng My nói.
Tuy nhiên, cô cũng cho rằng việc chia đều chi phí có thể là cách hợp lý và công bằng cho nhiều cặp đôi, nhưng cũng tùy trường hợp. "Nếu chuyến đi là một món quà từ người này dành cho người kia thì việc "cưa đôi" lại có vẻ không phù hợp", cô nói thêm.
Các cặp đôi có xu hướng chia tiền nhau khi đi du lịch (Ảnh: Mộc Khải).
Theo Hoàng My, quan trọng nhất là cả hai cần có sự đồng thuận ngay từ đầu. Với cô, sự rõ ràng này không phải là tính toán, mà giúp cả hai được thoải mái, vui vẻ hơn.
"Trường hợp nếu đối phương sẵn sàng chi 100% thì tôi sẽ tôn trọng, vì đó là mong muốn của họ. Nhưng tôi vẫn tìm cách đóng góp bằng việc trả vài khoản ăn uống hoặc mua quà lưu niệm cho họ", Hoàng My nói.
Hoàng My cho rằng, để đỡ ngại trong việc chia tiền sau mỗi chuyến đi, cô và bạn trai thường sẽ ước chừng mức chi phí rồi lập quỹ nhóm đóng dần. Định kỳ mỗi tuần hay mỗi tháng, cả hai sẽ đóng một mức cụ thể vào quỹ chung cho đến khi đủ.
Người trẻ lên kế hoạch tạo quỹ chung khi đi du lịch (Ảnh: Quỳnh Tâm).
"Tôi thấy cách này khá hay vì giúp cả hai thoải mái hơn khi nói về tiền bạc. Đôi khi việc này còn khiến chúng tôi hào hứng hơn khi thấy quỹ chung ngày càng tăng và chuyến đi cũng dần đến ngày khởi hành", cô nói.
Tương tự, Ngô Ngọc Yến (25 tuổi, Đồng Tháp) cho rằng việc chia tiền khi đi du lịch với người yêu là điều cần thiết. Các chuyến du lịch của Ngọc Yến và bạn trai hầu như đều chia đôi bằng hình thức đóng quỹ.
Theo đó, cô và người yêu tạo một quỹ chung để đi du lịch, mỗi ngày cả hai đều góp vào đó 20.000 đồng, đến khi có nhu cầu thì rút ra sử dụng. Tiền rút ra từ quỹ thường để chi trả các khoản ăn uống, ngủ nghỉ, di chuyển cho chuyến đi…
"Việc tạo quỹ chung giúp cả hai đỡ khó xử trong việc phải chia tiền với nhau. Chúng tôi đều đã đi làm và tạo ra kinh tế, nên hoàn toàn có khả năng chi trả chi phí du lịch. Khi mình chủ động chia tiền, bản thân cũng cảm thấy thoải mái hơn, không mang cảm giác dựa dẫm hay phụ thuộc vào đối phương", Ngô Ngọc Yến nói.
Về chuyện "tình phí", Trâm Nguyễn (34 tuổi, TPHCM) cho rằng tùy vào thời điểm, hoàn cảnh, mà mỗi người có quan điểm khác nhau. Bản thân cô cũng từng trải qua 3 giai đoạn với quan điểm tình tiền khác nhau.
Trâm Nguyễn nói, ở độ tuổi sinh viên, cô rất sòng phẳng chuyện tiền bạc với người yêu. Khi đi du lịch, cô thường "cưa đôi" với nửa kia, vì cho rằng cả hai chưa có thu nhập.
Đến giai đoạn kiếm ra tiền và độc lập tài chính, Trâm Nguyễn không đặt nặng chuyện tiền bạc, thậm chí cô sẵn sàng chi nhiều hơn đối phương mà không cần họ phải chu cấp hoặc san sẻ. Lúc đó cô nghĩ rằng, chỉ cần tình yêu của đối phương là đủ.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Trâm Nguyễn cho rằng việc đàn ông chu cấp, chi tiền cho phụ nữ là đều hết sức cần thiết.
Trâm Nguyễn nói: "Ở tuổi này, tôi thấy câu nói "trái tim người đàn ông ở đâu thì túi tiền của họ đặt ở đó" rất đúng. Việc đàn ông chi tiền khi hẹn hò, du lịch còn thể hiện mức độ tình cảm của họ dành cho mình. Một số người có thể nghĩ rằng quan điểm trên là thực dụng, "đào mỏ". Tuy nhiên, thực dụng hay không còn phụ thuộc vào giá trị người phụ nữ tới đâu.
Tôi không thực dụng vì tôi biết giá trị của bản thân ở đâu. Hơn thế, tôi hoàn toàn tự tin vào tài chính và nhan sắc của mình, để xứng đáng nhận những điều đó. Tôi không cần biết những ngày sau đó đối phương yêu mình tới đâu, nhưng trong buổi hẹn hò đầu tiên thì họ phải trả tiền. Với tôi, nếu trong lần đầu hẹn hò mà đàn ông để tôi chi tiền hoặc chia đôi thì chắc chắn không có buổi hẹn thứ hai".
Nếu phụ nữ có những lăn tăn trong việc chia tiền với người yêu thì đấng mày râu cũng có những góc khuất khó giãi bày. Đặc biệt là đối với những bạn nam chưa có sự vững vàng về kinh tế.
Về vấn đề này, Nguyễn Minh Trí (26 tuổi, TPHCM) cho biết bản thân cũng không thích việc phải chia tiền với bạn gái. Anh nói, nếu đàn ông rủ bạn gái đi du lịch thì phải đảm bảo có thể lo được cho người yêu của mình từ A đến Z.
"Trường hợp được bạn gái rủ thì tôi vẫn phải lo, chứ không muốn phái nữ phải chi tiền. Còn cảm thấy không lo được thì tôi sẽ từ chối, chứ nhất quyết không chia tiền với người ấy", Minh Trí nói.
Tuy nhiên, một độc giả nam (giấu tên) lại đưa ra quan điểm: "Cả hai đều có công việc và tài chính riêng, nên khi đi chơi với nhau thì cần sự chủ động từ hai phía. Ví dụ mình mua vé máy bay, trả tiền khách sạn thì bạn gái nên chủ động chi phí ăn uống...
Đương nhiên con trai cần chủ động nhiều hơn, nhưng con gái cũng nên chủ động đôi chút. Để cùng nhau có một khoảng thời gian đẹp thì cả hai cùng bỏ công sức, tiền bạc sẽ tốt hơn".
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia tâm lý Hồng Hương cho biết bà không ủng hộ việc chia tiền giữa các cặp đôi, thay vào đó, chuyên gia cho rằng nam giới nên là người chủ động chi trả.
Chuyên gia Hồng Hương lý giải: "Nếu là người châu Á và đang sống ở Việt Nam thì trong những buổi hẹn hò đầu tiên, con trai phải là người trả tiền, điều này thuộc về văn hóa. Ngược lại, nếu từ đầu mà người nam đề nghị chia tiền thì người nữ nên xem xét lại mối quan hệ này.
Trong tình yêu, phụ nữ luôn phải ở trạng thái đón nhận, tuyệt đối không tự biến mình thành một người đàn ông. Phụ nữ mà không biết đón nhận thì sẽ làm mất dần tính ga lăng của người đàn ông.
Phụ nữ nên để nam giới chi trả và đừng bao giờ thắc mắc nguồn tiền của họ, hay tỏ vẻ lo lắng anh ấy không có đủ tiền trả, điều đó có thể khiến cho người nam cảm giác họ "đáng thương". Đó là một cảm xúc rất tệ dành cho phái mạnh.
Bản năng của đàn ông là đi chinh phục và muốn che chở phái nữ, nên phụ nữ phải để họ thể hiện được bản tính ga lăng đó. Khi người đàn ông không còn cơ hội thể hiện sự ga lăng thì đồng nghĩa người phụ nữ cũng đang mất dần đi sự quyến rũ".
Theo chuyên gia, với các cặp đôi yêu nhau dưới 3 tháng thì người phụ nữ nên luôn trong tâm thế đón nhận. Khi đàn ông chủ động chi trả mọi thứ cho chuyến đi thì phụ nữ có thể cảm ơn bằng cách chuẩn bị vài thứ nhỏ nhặt như trang phục, chuyện ăn uống...
Khi nhận được lời mời, phụ nữ có quyền chọn đi hoặc không, nhưng trước tiên phải thể hiện sự đón nhận. Nếu không đi, mình vẫn cảm ơn và từ chối một cách lịch thiệp, không phũ phàng...
Trường hợp, nếu người nam chưa có sự vững vàng về kinh tế thì sao? Về vấn đề này, chuyên gia cho rằng thông thường đàn ông sẽ không chủ động rủ đi du lịch nếu họ chưa có sự chuẩn bị về kinh tế.
"Tuy nhiên, nếu bạn nam eo hẹp tài chính nhưng vẫn muốn chiều sở thích của người yêu thì lúc này bạn nữ cứ nhận lời, sau đó nên có vài sự san sẻ nhỏ cho chuyến đi. Hoặc còn nhiều cách khác để "chia" là tặng quà cáp, quần áo cho đối phương chứ không nhất thiết phải chia tiền.
Về việc một số cặp đôi tạo "quỹ chung" khi đi du lịch, chuyên gia cho rằng đây cũng là một phương pháp. Tuy nhiên, điều này chỉ nên dành cho các cặp đôi đã yêu nhau lâu và họ xem du lịch là hoạt động thường xuyên.
"Tuy nhiên, tôi cũng phải nhấn mạnh rằng, đàn ông khi yêu ai thì họ sẽ muốn che chở, bảo bọc người mình yêu. Và một trong những điều họ muốn che chở, cống hiến đầu tiên chính là được dùng tiền bạc và thời gian của mình khiến người mình yêu vui vẻ.
Nếu là người phụ nữ khéo léo thì phải biết dẫn dắt để đối phương trở thành người biết quản trị chứ không phải là "chia tiền". Tôi nghĩ, bất cứ khi nào người phụ nữ có suy nghĩ muốn chia tiền thì có thể tình yêu của bạn đang bắt đầu hỏng", chuyên gia nói.