Thương Nhân Nào Dưới Dây Không Có Tư Cách Pháp Nhân

Thương Nhân Nào Dưới Dây Không Có Tư Cách Pháp Nhân

Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Tư cách pháp nhân thể hiện chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Vậy các bạn đã thực sự hiểu rõ về Tư cách pháp nhân hay chưa? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây về vấn đề Công ty luật có tư cách pháp nhân không? Mời các quý đọc giả theo dõi.

Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm?

Căn cứ Điều 32 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH, tổ chức hành nghề luật sư bao gồm văn phòng luật  sư và công ty luật. Cụ thể như sau:

– Văn phòng luật sư được thành lập bởi một luật sư thành lập. Tổ chức, hoạt động của văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp tư nhân.

– Luật sư thành lập văn phòng luật sư chính là Trưởng văn phòng. Người này phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.

– Trưởng văn phòng luật sư cũng chính là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

– Điều kiện về tên của văn phòng luật sư: sẽ do Luật sư lựa chọn nhưng phải tuân thủ đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp, tên phải bao gồm:

+ Lưu ý tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động.

+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Văn phòng luật sư có con dấu và tài khoản theo quy định.

– Loại hình công ty luật bao gồm: công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn.

– Thành viên của công ty luật phải là luật sư.

– Đối với loại hình công ty luật hợp danh: đảm bảo phải do ít nhất 02 luật sư thành lập; không có thành viên góp vốn.

– Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn: gồm

+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: do ít nhất hai luật sư thành lập.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên: do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.

– Thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: sẽ thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty.

– Điều kiện về tên: sẽ có các thành viên của công ty lựa chọn. Tuy nhiên, tên phải đảm bảo quy định có cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”.

Tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân

Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của BLDS 2015.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân.

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ/một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13:

- Ðược thành lập hợp pháp: Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó.

- Có cơ cấu tổ chức: Có cơ quan điều hành, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân/trong quyết định thành lập pháp nhân. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân/theo quy định của pháp luật.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Tài sản của tổ chức phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài riêng của thành viên hoặc tài sản của cơ quan sáng lập tổ chức.

Sự độc lập về tài sản của tổ chức thể hiện ở chế độ quản lý, kiểm soát và cơ chế thực hiện quyền làm chủ của tổ chức đối với tài sản của mình.

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: Tổ chức bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lí của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó.

Theo đó, chi nhánh chỉ là một đơn vị thuộc của một doanh nghiệp và chỉ đáp ứng yêu cầu là được thành lập hợp pháp, có con dấu riêng, có tổ chức của bộ máy đầy đủ. Còn yếu tố độc lập về tài sản thì chi nhánh chưa đáp ứng được và cũng không thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, do đó, chi nhánh không phải là pháp nhân.

Bản chất chi nhánh được thành lập nhằm thay mặt doanh nghiệp thực hiện một (hoặc một vài) chức năng của doanh nghiệp tại các địa phương doanh nghiệp không đặt trụ sở chính.

Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư:

TP-LS-02(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT-BTP)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

GIẤY ĐỀ NGHỊĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ/CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)…….

Tôi tên là (ghi bằng chữ in hoa): …….

Giới tính: ……..Ngày sinh: …/…/……

Thẻ luật sư số: ……….. Cấp ngày: …/…/……….

Là thành viên Đoàn Luật sư tỉnh (thành phố): ………..

Đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên với nội dung sau đây:

1. Tên gọi dự kiến của văn phòng luật sư/công ty luật (tên gọi đầy đủ của văn phòng luật sư/công ty luật ghi bằng chữ in hoa; lựa chọn ít nhất 03 tên ghi theo thứ tự ưu tiên):

Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………..

Số điện thoại:……..Fax:……..Email:………

Người đại diện theo pháp luật: ………..

Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ………..

Giới tính: ………. Ngày sinh: …/…/………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: …….

Thẻ luật sư số ………. do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp ngày: …./……/……….

Là thành viên Đoàn Luật sư tỉnh (thành phố): ………

5. Mẫu chữ ký của người dự kiến là Trưởng văn phòng luật sư/Giám đốc công ty:

Tôi cam kết nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định./.

Tỉnh (thành phố), ngày tháng nămNgười đề nghị(Ký và ghi rõ họ tên)

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH Luật luật sư.

Pháp nhân là một chủ thể trong hệ thống pháp luật, được sử dụng để phân biệt với cá nhân và các tổ chức khác. Theo Điều 74 Bộ luật dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định. Vậy, văn phòng luật sư có được coi là một pháp nhân không? Hãy cùng NT International Law Firm tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Pháp nhân là một chủ thể trong hệ thống pháp luật, được sử dụng để phân biệt với cá nhân và các tổ chức khác.

Theo Điều 74 khoản 1 Bộ luật dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Nếu một tổ chức được coi là có “tư cách pháp nhân”, nó sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như một pháp nhân theo quy định của luật.

Theo quy định tại Điều 33 của Luật Luật sư năm 2015, các điều khoản chi tiết về Văn phòng luật sư được quy định như sau:

Có thể bạn quan tâm: Công Ty Luật Là Gì? Phân Biệt Văn Phòng Luật Và Công Ty Luật

Văn phòng luật sư có tư cách pháp nhân không?

Theo quy định của Luật sư về Văn phòng Luật sư, để thành lập một Văn phòng Luật sư cần tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều 32 của Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi và bổ sung vào năm 2012 như sau:

Ngoài ra, Văn phòng Luật sư cũng phải đáp ứng các điều kiện sau.

Một luật sư khi thành lập văn phòng luật sư sẽ trở thành chủ của văn phòng đó. Văn phòng luật sư cần phải có con dấu và tài sản riêng, đồng thời phải chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của văn phòng bằng toàn bộ tài sản cá nhân.

Từ những điều kiện trên, ta có thể thấy rằng văn phòng luật sư không được coi là một pháp nhân vì thiếu yếu tố tài sản riêng, không đáp ứng được điều kiện tại điểm c, Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015.

Trên đây là thông tin về câu hỏi: Văn phòng luật sư có tư cách pháp nhân không, được cung cấp bởi NT International Law Firm. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho độc giả.

Luật Sư Bào Chữa Là Gì? Quy Định Pháp Luật Về Người Bào Chữa

Chi Phí Thuê Luật Sư Là Gì? Ai Sẽ Chịu Chi Phí Thuê Luật Sư Khởi Kiện?

TOP Công Ty Luật – Văn Phòng Luật Sư Quận 2, TPHCM Uy Tín

Tổ chức “Có tư cách pháp nhân” có những ưu điểm gì?

Như vậy, một doanh nghiệp để được công nhận tư cách pháp nhân phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí nêu trên. Căn cứ vào các dấu hiệu và cơ sở đó, pháp luật Việt Nam hiện hành thừa nhận tư cách pháp nhân cho 3 mô hình doanh nghiệp, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh. Đối với mô hình doanh nghiệp tư nhân, do không đáp ứng được yêu cầu về tính độc lập tài sản và yêu cầu về cơ cấu tổ chức nên mô hình doanh nghiệp này không được thừa nhận tư cách pháp nhân.

Do đó, việc thừa nhận tư cách pháp nhân sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

Thứ nhất, đời sống của doanh nghiệp sẽ trở nên ổn định. Sự tồn tại hay chấm dứt của doanh nghiệp sẽ không phụ thuộc vào đời sống của các cá nhân trong doanh nghiệp. Bởi bản thân đời sống của các thể nhân thường không có tính ổn định cao, do vậy, nếu như doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào đời sống của những thể nhân tạo ra nó thì tính ổn định của doanh nghiệp sẽ không được đảm bảo.

Thứ hai, tư cách pháp nhân trao cho doanh nghiệp khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không cần phải nhân danh một ai khác. Điều này tạo sự tin tưởng cao cho các bên tham gia giao dịch. Ví dụ, theo Thông tư 32/2016/TT-NHNN, những tổ chức không phải pháp nhân không thuộc đối tượng mở tài khoản thanh toán, điều này là một bất lợi không nhỏ của việc tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Thứ ba, tư cách pháp nhân là cơ sở để tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân đó. Điều này giảm bớt sự rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và khuyến khích các nhà kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào doanh nghiệp (khi doanh nghiệp phá sản thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm giới hạn với phần vốn mà mình bỏ vào doanh nghiệp). Còn đối với doanh nghiệp tư nhân ngoài khoản tiền đầu tư kinh doanh thì chủ sở hữu còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình có. Doanh nghiệp tư nhân không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ cần đóng thuế thu nhập cá nhân của chủ doanh nghiệp tuy đó là một lợi thế nhưng đổi lại thì nhiều rủi ro hơn.

Trên đây là bài viết về Công ty luật có tư cách pháp nhân không? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.