Vợ tôi đang mang thai ở tuần thứ 16 và được chẩn đoán dư ối, cần tiếp tục theo dõi. Vậy, thai phụ bị dư ối có nguy hiểm không, thưa bác sĩ?
Những ai thường mắc phải tình trạng đa ối?
Đa ối có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi và dễ xảy ra hiện tượng đa ối, để phòng ngừa đa ối và có biện pháp xử trí kịp thời, thai phụ cần:
Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của bà bầu được toàn diện. Với gói khám trên, các mẹ được khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé. Từ đó nhằm có hướng can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Hiện tượng dư nước ối là gì?
Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi sau vài tuần đầu của thai kỳ. Nó có vai trò tái tạo năng lượng, cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi những chấn thương khi ở trong bụng mẹ như tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung của người mẹ gây nên và đặc biệt nó có tính chất kháng khuẩn giúp thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Lượng nước ối bình thường trong thai kỳ theo từng tuần tuổi như sau:
Khi lượng nước ối bao quanh thai nhi vượt quá mức bình thường thì được gọi là hiện tượng dư nước ối lúc mang thai. Hiện tượng dư nước ối này thường hiếm gặp và rất khó phát hiện đối với các trường hợp nhẹ, nó chỉ xảy ra ở 1% các bà mẹ khi mang thai. Trong trường hợp dư nước ối nghiêm trọng nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Trắc nghiệm: Mẹ bầu nên làm gì khi bị thiếu ối?
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Trường hợp lượng ối quá ít (thiểu ối) thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ như gây thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn,... Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Dư nước ối hay rối loạn nước ối là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thời thai kỳ. Dư nước ối hiện là tình trạng khá thường gặp. Nước ối được cho là bình thường khi đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 - 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ nước ối sẽ lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, sẽ giảm dần còn khoảng 600 - 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh. Bà bầu bị dư nước ối khi lượng nước ối vượt quá trên 2000ml.
Để chẩn đoán đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và lấy kết quả ước lượng gián tiếp về thể tích nước ối. Mẹ được chẩn đoán dư ối khi chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) qua siêu âm từ 12-25cm . Đa ối là quá 25 cm.
Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:
Quá nhiều nước ối có thể làm cho tử cung của người mẹ trở nên căng và dẫn tới sinh non hoặc vỡ màng ối sớm (túi nước ối). Đa ối cũng có liên quan đến dị tật bẩm sinh ở bào thai. Khi túi nước ối vỡ, một lượng lớn dịch ứ lại tử cung có thể làm tăng nguy cơ bong nhau thai (bong nhau sớm) hoặc sa dây rốn (khi dây rốn sa qua lỗ cổ tử cung).
Quá nhiều nước ối làm tăng nguy cơ bong nhau thai (bong nhau sớm)
Đa ối làm cho bào thai dễ dàng xoay trở vì có nhiều nước ối bao xung quanh. Điều này có nghĩa là bạn có nguy cơ sinh ngôi ngược khá cao. Hầu hết các trường hợp đa ối là nhẹ và do sự tích tụ nước ối dần dần trong nửa sau của thai kỳ. Đa ối nặng có thể gây khó thở, sinh non hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác.
Nếu bạn được chẩn đoán bị đa ối thì bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận việc mang thai để giúp ngăn ngừa các biến chứng. Bác sĩ sẽ điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đa ối nhẹ có thể tự khỏi. Đa ối nặng cần điều trị, chẳng hạn như làm thoát lưu nước ối dư thừa.
Nguyên nhân dư ối khi mang thai?
Nước ối là dịch bao quanh và đệm cho thai nhi bên trong tử cung, xuất phát từ thận của em bé và vào tử cung từ nước tiểu của em bé. Chất dịch được hấp thụ khi bé nuốt và qua cử động thở.
Lượng dịch tăng lên cho đến tuần thứ 36 của thai kỳ, sau đó giảm dần. Nếu bào thai tạo ra quá nhiều nước tiểu hoặc không nuốt đủ, nước ối sẽ tích tụ lại và gây ra đa ối. Đôi khi các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân của tình trạng đa ối. Các yếu tố có liên quan đến dư ối bao gồm:
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng dư nước ối ở bà bầu là gì?
Đa ối nhẹ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Thông thường mẹ bầu sẽ bị dư ối ở tuần thứ 30, tuy nhiên cũng có một số mẹ bầu bị dư ối ở tuần thứ 20 của thai kỳ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập tại đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách điều trị dư ối khi mang thai
Trong một số trường hợp, để khắc phục hiện tượng này bác sĩ có thể cho bà mẹ uống các loại thuốc giảm sản xuất ối
Khi bị dư nước ối lúc mang thai, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có các cách điều trị khác nhau. Trường hợp dư nước ối nhẹ, bác sĩ sẽ cho thai phụ sử dụng thuốc lợi tiểu để thải bớt lượng nước ối ra ngoài. Đối với trường hợp dư nước ối nặng, bác sĩ sẽ theo dõi kỹ lượng nước ối của thai phụ, nếu tăng quá nhanh thai phụ có thể phải phẫu thuật, chọc ối để rút bớt lượng nước ối bao quanh thai nhi.
Trong một số trường hợp, để khắc phục hiện tượng này bác sĩ có thể cho bà mẹ uống các loại thuốc giảm sản xuất ối, tuy nhiên phương pháp này chỉ được sử dụng khi thai nhi nhỏ hơn 32 tuần tuổi vì từ 32 tuần tuổi trở đi, khi sử dụng loại thuốc này cho bà bầu có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.Nếu thai phụ được chẩn đoán là dư ối lúc mang thai, dù nhẹ hay nặng, các bà bầu cũng cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình:
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đa ối?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây đa ối như:
Đa thai làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đa ối
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
Dư ối có nên uống nhiều nước
Nước ối là chất lỏng được chuyển từ hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ vào trong túi ối. Do đó, nếu ăn uống quá nhiều chất lỏng có thể sẽ khiến cho tình trạng dư nước ối ở bà mẹ trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, khi thai phụ được chẩn đoán là dư nước ối thì dù nhẹ hay nặng cũng không nên uống quá nhiều nước trong thai kỳ. Tuy nhiên vẫn phải bổ sung 1 lượng nước nhất định để đảm bảo lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Nên uống đủ nước khoảng từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, tuyệt đối không được ăn mặn vì muối có khả năng giữ nước trong cơ thể. Khi nghi ngờ bản thân bị dư ối lúc mang thai, bà mẹ cần đến ngay các cơ sở y tê để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các trước hợp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Nếu ăn uống quá nhiều chất lỏng có thể sẽ khiến cho tình trạng dư nước ối ở bà mẹ trở nên nghiêm trọng hơn
Hiện tượng dư ối là tình trạng hiếm gặp và gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp thai phụ bị dư ối thì có thể kiểm soát được tình hình và giúp chỉ số nước ối trở về bình thường nếu như thăm khám thường xuyên trong thai kỳ và có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh. Đặc biệt, nếu tình trạng dư ối quá phức tạp và thai nhi đã đủ tuần sinh thì có thể sẽ được kích thích sinh sớm mà không cần chờ chuyển dạ.
Dư ối thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, ngoài tình trạng dư ối, phụ nữ mang thai còn hay gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu doạ sinh sớm.... Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ của thai phụ và thai nhi, ở giai đoạn này thai phụ cần:
Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Dư ối là tình trạng tích tụ dư thừa lượng nước ối vượt quá chỉ số ối bình thường. Mặc dù nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và bao thai.
Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Trong quý đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.
Thể tích nước ối tăng dần cho đến đầu của 3 tháng cuối thai kỳ và từ đó hằng định đến khi thai đủ tháng. Trong giai đoạn tuần thứ 37 đến tuần thứ 41, thể tích nước ối giảm đi 10%. Từ tuần thứ 42 trở đi, thể tích nước ối giảm đi rất nhanh, khoảng 33% trong một tuần.