Tài Sản Của Trương Mỹ Lan So Với Ronaldo

Tài Sản Của Trương Mỹ Lan So Với Ronaldo

Quá trình xét xử đại án Vạn Thịnh Phát không chỉ dần làm sáng tỏ bản chất vụ án, hành vi, thủ đoạn của các bị cáo, mà còn lộ diện khối tài sản "kếch xù" của bà Trương Mỹ Lan.

Tài sản ròng của Cristiano Ronaldo là bao nhiêu?

Ronaldo luôn là VĐV kiếm tiền hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua, hãy cùng GOAL tìm hiểu xem tài sản ròng của CR7 là bao nhiêu...

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan không đồng ý giao tài sản cho SCB xử lý

Sáng nay, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) tham gia xét hỏi đối với các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB), Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB).

Theo đó, ông Văn cho biết thực tế SCB có giải ngân cho các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhưng sau đó tiền sẽ quay lại ngân hàng.

Theo bản án sơ thẩm, nhóm Vạn Thịnh Phát có tổng cộng 2.184 khoản vay, sau đó một số đối tác đã tất toán thì còn lại 1.243 khoản vay. Trong đó, có hơn 1.200 mã tài sản để đảm bảo cho 1.243 khoản vay. Ông Văn cho biết các tài sản này là tài sản có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan.

Tương tự, bà Dung cũng khai rằng từ khi bà làm việc tại SCB thì bà không làm việc với khách hàng nào khác ngoài bà Lan. Bà Dung cho biết bà Lan có đưa tài sản vào ngân hàng, còn tài sản nguồn gốc của ai thì bị cáo không biết.

Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Trương Mỹ Lan cho rằng đối với 1.121 mã tài sản Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá 295.000 tỉ đồng, là chỉ 60% giá trị tài sản.

Bà Lan nói chỉ 4 dự án lớn của bà, Công ty Hoàng Quân định giá đã chênh lệch 190.000 tỉ đồng. Bà Lan cho rằng đối với tài sản là bất động sản chỉ cần bán 10% thì đã được 500.000 tỉ đồng. Đối với tài sản là cổ phần, cổ phiếu chỉ cần bán chưa đến 10% thì đã được 100.000 - 200.000 tỉ đồng.

Bà Lan cho biết bà có đơn xin được tham gia vào việc xử lý tài sản để thu hồi tài sản tối ưu nhất. Bà Lan nói bà có những tài sản không thế chấp ở SCB như dự án 30ha cảng Sài Gòn không vay mượn ở đâu, trong đó cổ đông nước ngoài chiếm 55%; dự án Amigo, dự án Mũi đèn đỏ… Đây là các dự án bà Lan đã đền bù hàng chục năm nay, mua từ những người nhỏ lẻ mới hình thành bộ mặt dự án.

Bà Lan không đồng ý để SCB xử lý tài sản vì bà cho rằng SCB không có kinh nghiệm xử lý tài sản. SCB sẽ xử lý theo quy trình của ngân hàng, phát mãi từng sổ như vậy sẽ trở lại trạng thái như lúc đầu, lãng phí tài sản quốc gia.

Bà Trương Mỹ Lan xin giải tỏa kê biên tòa nhà Timesquare

"Bị cáo xin xem xét lại tội danh tham ô vì bị cáo nghĩ tham ô là phải lấy tiền người ta bỏ vào túi mình, nhưng ở đây tài sản của bị cáo nằm hết ở SCB. Bị cáo muốn làm rõ số liệu chi tiết để những người như bị cáo không bị oan sai" - bà Lan nói.

Bị cáo Chu Lập Cơ tại phiên tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà chủ Vạn Thịnh Phát cho rằng SCB là ngân hàng, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng chứ không phải là công ty TNHH, bà chỉ là cổ đông chứ không tham gia điều hành.

Tuy nhiên, cơ quan tố tụng buộc bà phải chịu trách nhiệm đối với 91% cổ phần SCB thì bà chấp nhận.

Bà Lan cho biết trong 91% cổ phần SCB có cổ phần của các cổ đông nước ngoài, nhưng bà bị xét xử họ không ra mặt vì lo ngại tập đoàn của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Bà Lan cũng cho rằng thời điểm năm 2012, SCB gặp khó khăn, bà đã thế chấp khách sạn 5 sao Windsor cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM để vay 15.000 tỉ đồng cho SCB.

Nhưng do Ngân hàng Nhà nước cho vay với thời gian rất ngắn, chỉ 1 năm nên sau đó bà phải thế chấp thêm các tài sản khác, trong đó có tòa Timesquare để vay tiền trả khoản nợ tái cơ cấu SCB.

Bà Lan cho rằng bà không thế chấp dự án 6A (Trung Sơn, Bình Chánh) cho SCB. Trong khi đó, tòa nhà Timesquare là tâm huyết của ông Chu Lập Cơ - chồng bà, đang bị kê biên. Bà Lan xin hoán đổi dự án 6A với Timesquare và cam kết không bán tòa nhà này để ông Chu Lập Cơ có nguồn thu khắc phục.

Bà Trương Mỹ Lan xin được gặp chồng sau nhiều năm bị tạm giam

Trước đó, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị Hội đồng xét xử cho bà Trương Mỹ Lan tiếp xúc với ông Chu Lập Cơ - chồng bà Lan, trong giờ giải lao. Hội đồng xét xử đồng ý cho bà Lan và ông Cơ gặp nhau.

“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 3: Manh mối 147 triệu USD

Nhiều tình tiết hé mở những góc khuất trong Dự án Khu đô thị - Khu tái định cư Sing Việt liên quan tới bà Trương Mỹ Lan.

147 triệu USD mà Trương Mỹ Lan, thông qua Công ty Viva Land, đã bỏ ra để mua cổ phần nhằm sở hữu Dự án Khu đô thị - Khu tái định cư Sing Việt, được Tòa án yêu cầu xác minh nguồn gốc có phải từ “rút ruột” Ngân hàng SCB hay không. Ở dự án treo hàng chục năm này, lại đang có cuộc “đấu” giành quyền sở hữu giữa nhóm “bà trùm” với một doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua với giá 170 triệu USD.

Như Báo Đầu tư đã phản ánh, Dự án Khu đô thị - Khu tái định cư Sing Việt (huyện Bình Chánh, TP.HCM) do Công ty TNHH Đô thị Sing Việt (Công ty Sing Việt) làm chủ đầu tư. Nhưng thực chất, Công ty Amaland Pte.Ltd tại Singapore (Công ty Amaland) mới là chủ Dự án, bởi doanh nghiệp này sở hữu 100% cổ phần tại Công ty Sing Việt.

Trương Mỹ Lan đã dùng 147 triệu USD, thông qua Công ty Viva Land, mua 100% cổ phần của các cổ đông sở hữu Công ty Amaland để sở hữu dự án này.

Sau đó, theo chỉ định của Trương Mỹ Lan, Công ty Amaland ủy quyền cho 3 cá nhân nắm giữ 100% vốn góp tại Công ty Sing Việt, gồm Trịnh Quang Công (nắm giữ 50% vốn góp), Nguyễn Thanh Tùng (nắm giữ 25% vốn góp) và Cổ Thị Thanh Liêm (nắm giữ 25% vốn góp).

Tháng 9/2023 (tức gần 1 năm sau khi Trương Mỹ Lan bị bắt), Chu Duyệt Phấn (con gái Trương Mỹ Lan) liên hệ với luật sư Chiu Bing Keung Kenneth để làm thủ tục và nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng Singapore để chuyển nhượng hơn 97% cổ phần tại Công ty Amaland cho Chu Duyệt Phấn. Tuy nhiên, phía Singapore từ chối, vì nắm được thông tin Trương Mỹ Lan và chồng là Chu Lập Cơ bị khởi tố điều tra.

Hội đồng Xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn I đã yêu cầu cơ quan công an xác minh 147 triệu USD mà bà Lan dùng để mua cổ phần của các cổ đông sở hữu Công ty Amaland có phải từ “rút ruột” Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hay không, để thu hồi đảm bảo bồi thường thiệt hại khi xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn II.

Liên quan tài sản Trương Mỹ Lan ở nước ngoài, xác minh của cơ quan công an Việt Nam cho thấy, Công ty Viva Land ở Singapore do một nhóm nhà đầu tư các nước sở hữu cổ phần, trong đó có ông Chu Lập Cơ.

Theo Mingtiandi (trang thông tin truyền thông độc lập về bất động sản châu Á), sau khi bà Lan bị bắt, tháng 3/2023, Công ty Viva Land ở Singapore bán tòa nhà văn phòng số 39 - đường Robinson do mình sở hữu (đứng tên) với giá 300 triệu USD.

Tới tháng 11/2023, Công ty Viva Land lại bán tiếp Khách sạn Telegrap nằm kế tòa nhà số 39 - đường Robinson tại Singapore với giá khoảng 125 - 133 triệu USD.

Cơ quan công an Việt Nam xác minh, cả 2 tài sản trên đang thế chấp tại một ngân hàng của Singapore.

Tại phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn II mới đây, lời khai của các bên liên quan đã “vén màn” về Công ty Viva.

Cụ thể, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn TTD Capital (TTD Capital) trình bày rằng, doanh nghiệp này được “nhóm công ty ở Singapore của Công ty Viva thuộc Vạn Thịnh Phát” ủy quyền cho tham gia điều hành Dự án và sẽ nộp 147 triệu USD để khắc phục hậu quả của vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát.

Còn Trương Mỹ Lan, khi được Tòa hỏi “liệu 100% vốn góp tại Công ty Sing Việt có phải là của bị cáo và người thân của bị cáo hay không”, thì lập tức khẳng định rằng, hoàn toàn có vốn đầu tư từ Singapore.

Bà Lan còn nói, nhóm công ty của mình tại Singapore “đã ủy quyền cho TTD Capital tham gia điều hành Dự án” và cam kết, Capital TTD sẽ nộp 147 triệu USD để khắc phục hậu quả vụ án.

Chủ thương vụ 170 triệu USD rơi vào thế bất lợi

Liên quan Dự án Khu đô thị - Khu tái định cư Sing Việt, trước khi bán cho Trương Mỹ Lan, ngày 5/4/2020, Công ty Amaland đã ký hợp đồng Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp tại Công ty Sing Việt cho Công ty cổ phần Đầu tư Singapore - Việt Nam (SVIC) với giá 170 triệu USD.

SVIC đã chuyển đặt cọc 16,5 triệu USD và 2 lần chuyển tổng cộng 100 triệu USD vào ngân hàng trung gian để tiến hành thanh toán. Tuy nhiên, sau đó, 2 bên phát sinh tranh chấp, nên thỏa thuận bất thành.

NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN CÓ QUYỀN KHÁNG CÁO

Theo luật sư Nguyễn Minh Thuận, Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Sài Gòn Việt Nam, trong vụ việc tranh chấp cổ phần sở hữu Dự án Khu đô thị - Khu tái định cư Sing Việt, tại phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn II, Công ty cổ phần Đầu tư Singapore - Việt Nam (SVIC) là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp phán xử của tòa không đảm bảo quyền lợi, thì SVIC có quyền kháng cáo theo Điều 331, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ”, luật sư Thuận nói.

Theo nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư, trong quá trình thực hiện hợp đồng, cho rằng SIVC đã vi phạm thời hạn chuyển tiền ký quỹ và không cung cấp hồ sơ, chứng từ và không phối hợp thực hiện các công việc liên quan để thay đổi loại hình Công ty Sing Việt, nên Công ty Amaland căn cứ Hợp đồng, khởi kiện SIVC ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore.

Ở chiều ngược lại, ngày 29/4/2022, SIVC nộp đơn khởi kiện Công ty Amaland tại Tòa án Nhân dân TP.HCM và được thụ lý vụ án vào ngày 6/5/2022.

Khi hay tin này, Công ty Amaland gửi văn bản kiến nghị Tòa án Nhân dân TP.HCM đình chỉ vụ án, vì các bên đã thảo thuận, thống nhất lựa chọn Trọng tài Thương mại quốc tế Singapore giải quyết tranh chấp; đây là tranh chấp thương mại liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp và tranh chấp đã được Trọng tài Singapore tiếp nhận, thụ lý từ ngày 21/10/2021.

Tại phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn II, chủ thương vụ 170 triệu USD là SVIC bất ngờ khi có sự xuất hiện của TTD Capital với công bố: TTD Cappital được nhóm công ty ở Singapore của Công ty Viva thuộc Vạn Thịnh Phát ủy quyền tham gia điều hành Dự án và sẽ nộp 147 triệu USD để khắc phục hậu quả của vụ án.

SVIC rơi thế bị động hơn, khi tại Tòa, đại diện Công ty Sing Việt thông tin rằng, tháng 9/2024, Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore đã ra phán quyết ủng hộ việc hủy hợp đồng của Amaland.

Từ nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư, phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore thể hiện, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp đã được Công ty Amaland chấm dứt hợp pháp và có quyền giữ lại 16,5 triệu USD mà SIVC đã đặt cọc.

Đại diện Công ty Sing Việt còn thông tin, ngày 24/9/2024, Tòa án Nhân dân TP.HCM quyết định đình chỉ, hủy bỏ vụ kiện của SVIC đối với Công ty Amaland, do đã có phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore.

Trước thông tin này, đại diện SVIC nói, chưa nhận được kết quả giải quyết này và “xin sẵn sàng nộp số tiền còn lại là 153 triệu USD khắc phục hậu quả vụ án để tiếp tục thực hiện Dự án”.

Trong khi các bên “sẵn sàng nộp” hơn trăm triệu USD, thì người dân sinh sống trong vùng Dự án Khu đô thị - Khu tái định cư Sing Việt lại khốn khổ trăm bề.

Dự án này có chủ trương quy hoạch từ năm 1997, có tổng diện tích gần 400 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000.

Tiếng là “dự án 100% vốn của nước ngoài”, với viễn cảnh là một khu đô thị hiện đại, gồm nhiều chức năng như khu du lịch, khách sạn, biệt thự, công viên giải trí, khu liên hợp thể thao…, nhưng đến nay, sau 27 năm, Dự án chỉ mới đền bù giải phóng mặt bằng Khu tái định cư (hơn 63,8 ha), còn Khu đô thị (hơn 331 ha) thì chưa đền bù, giải phóng mặt bằng xong. Cả 2 khu này chưa được triển khai xây dựng, do chưa được cấp giấy phép xây dựng.

Khốn khổ trăm bề khi sống trong vùng Dự án Khu đô thị - Khu tái định cư Sing Việt, vì không được xây dựng, cải tạo nhà cửa, cuộc sống tạm bợ, khó khăn, cũng không được sang nhượng, thế chấp nhà đất để vay vốn…, người dân liên tục gửi kiến nghị tới Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.

Nhiều cử tri mong đại biểu Quốc hội làm rõ, Dự án Khu đô thị - Khu tái định cư Sing Việt đã được chuyển nhượng ra sao, tại sao đến nay chưa thực hiện, Dự án có thực hiện nữa hay không. Nếu thực hiện, thì phải làm nhanh, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Nếu không, cũng phải trả lại quyền lợi cho dân.

Các cơ quan chức năng hiện cũng chỉ biết… ghi nhận, tiếp thu ý kiến người dân.

Sau khi kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, TAND TPHCM đã phát hành Bản án và đăng công khai lên Cổng thông tin của tòa.

Ngoài mức án cụ thể của từng bị cáo, tòa buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường toàn bộ hơn 30.081 tỷ đồng cho 35.824 người bị hại. Ngoài ra, bị cáo Lan còn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 30,2 tỷ đồng.

Đối với việc phong tỏa và ngăn chặn giao dịch tài khoản mở tại các ngân hàng, tại phiên tòa, các bị cáo Lan, Trương Vincent Kinh và Nguyễn Hữu Hiệu đề nghị dùng toàn bộ số dư trong tài khoản để khắc phục hậu quả. Nhận định việc yêu cầu trên là tự nguyện, không trái quy định pháp luật nên HĐXX ghi nhận và tiếp tục duy trì phong tỏa tài khoản để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án.

Tại phiên tòa, bị cáo Lan đề nghị HĐXX hủy bỏ phong tỏa đối với các tài khoản và sổ tiết kiệm cho 2 con gái là Chu Duyệt Hằng và Chu Duyệt Phấn. Tuy nhiên, theo HĐXX, 3 tài khoản tiết kiệm liên kết với 3 sổ tiết kiệm có tổng số tiền hơn 45 tỷ đồng do bà Chu Duyệt Hằng đứng tên đã được giải quyết theo Bản án sơ thẩm 157 (giai đoạn 1), nên tòa không xem xét giải quyết trong vụ án này.

Đối với 7 tài khoản do bà Chu Duyệt Phấn đứng tên có tổng số tiền gần 47 tỷ đồng và 7 tài khoản do ông Trương Lập Hưng (cháu bị cáo Lan) đứng tên với tổng số tiền hơn 64 tỷ đồng, cơ quan điều tra hiện chưa xác minh làm rõ nguồn gốc. Do đó, HĐXX giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an (C03) tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Với tài khoản của bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan), HĐXX xét thấy quá trình điều tra, xét xử bị cáo đã nộp khắc phục toàn bộ hơn 33 tỷ đồng liên quan đến hành vi “Rửa tiền”. Bị cáo này cũng không có nghĩa vụ bồi thường dân sự liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo khác. Do đó, HĐXX đã hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản của bị cáo Chu Lập Cơ.

Đối với tài khoản đứng tên em trai bị cáo Lan là ông Trương Mễ mở tại Ngân hàng Eximbank có số dư 10 tỷ đồng, HĐXX nhận định quá trình điều tra chưa đủ căn cứ xác định tài sản trên liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo. Đồng thời, vợ ông Trương Mễ là bị cáo Ngô Thanh Nhã cũng không có nghĩa vụ bồi thường trong vụ án này và bị cáo cũng đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả 10 tỷ đồng. Vì thế, HĐXX đã hủy bỏ việc ngăn chặn giao dịch đối với tài khoản của ông Mễ.

Liên quan đến các tài sản của 3 người đã chết gồm các ông bà Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Nguyễn Tiến Thành (cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt) và Nguyễn Ngọc Dương (cựu Tổng giám đốc, Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula và Công ty CP phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam), hiện cơ quan điều tra chưa xác minh, làm rõ nguồn gốc tài sản. Do đó, HĐXX kiến nghị C03 tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản của 5 bị can bị truy nã trong giai đoạn 1 (gồm Đinh Văn Thành, Nguyễn Thị Thu Sương, Chiêm Minh Dũng. Trầm Thích Tồn và Nguyễn Lâm Anh Vũ), hiện cơ quan điều tra đã tiến hành ngăn chặn 33 tài khoản ngân hàng và 31 bất động sản.

Trong quá trình chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, một số cá nhân liên quan đã cung cấp tài liệu thể hiện các tài sản trên đã được chuyển nhượng lại cho nhiều người khác hoặc đang thế chấp tại ngân hàng. Thời điểm chuyển nhượng, thế chấp là trước, trong thời gian các bị cáo làm việc tại Ngân hàng SCB. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này chưa được C03 làm rõ. Vì vậy, HĐXX kiến nghị C03 tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự kiến ngày 4/11 tới đây, TAND Cấp cao tại TPHCM sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 để xem xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm.

Bà Trương Mỹ Lan nghẹn giọng nói cả cuộc đời có ước mơ xây dựng bệnh viện đa khoa quốc tế, nhà ở xã hội, trường học và mái ấm cho người dân khó khăn. Nhưng đến nay, ước mơ này chưa kịp thực hiện có lẽ do định mệnh.

Cho rằng 2 chiếc túi Hermes bạch tạng của bà Trương Mỹ Lan có nguồn gốc từ tiền phạm tội mà có nên tòa tiếp tục kê biên, không trả lại như đề nghị của bà này.