Tiêm chủng Vắc xin là một biện pháp an toàn, hiệu quả nhất để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình
Cập nhật lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới nhất 2020 - 2021
Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2020 - 2021, Quý phụ huynh cần theo dõi để tránh trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm:
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi (sau sinh)
Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu tốt?
Đưa trẻ đi tiêm đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng là việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh nào cũng cảm thấy ám ảnh trước cảnh chen nhau, chờ đợi quá lâu tại các cơ sở y tế địa phương hoặc bệnh viện. Tình trạng quá tải tại các Trung tâm tiêm phòng khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại, không đưa con em đi tiêm trở lại theo đúng lịch, khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao, nhất là vào các mùa cao điểm của dịch bệnh.
Tại TPHCM, nhiều cha mẹ có con nhỏ đã chọn Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus để tiêm phòng cho trẻ. Bởi dịch vụ tiêm ngừa ở CarePlus có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Khám tư vấn trước khi tiêm: Trước khi tiếp nhận phiếu đăng ký tiêm phòng, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng để đảm bảo điều kiện sức khỏe bình thường. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích rõ ràng, như bé cần tiêm mũi gì, công dụng của vacxin, bao giờ tiêm nhắc lại… Qua đó, cha mẹ cập nhật thêm thông tin và kiến thức tiêm ngừa cho trẻ.
- Tiêm ngừa: CarePlus Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và thiếu niên, thuốc tiêm ngừa được bảo quản nghiêm ngặt, các mũi tiêm cho trẻ được thực hiện theo đúng quy trình của Bộ Y Tế.
- Theo dõi sau tiêm ngừa: Tại CarePlus có trang bị sân chơi an toàn để trẻ vui chơi trong thời gian 30 phút sau tiêm. Khu theo dõi sau tiêm sạch sẽ, vô trùng.
Cha mẹ hoàn toàn an tâm khi tiêm phòng cho trẻ tại CarePlus
Với mục đích mong muốn tất cả gia đình đều có thể an tâm đưa trẻ đi tiêm vacxin, CarePlus luôn nỗ lực hết mình xây dựng dịch vụ Tiêm chủng cho trẻ an toàn, thoải mái và nhanh chóng. Ngoài ra, CarePlus Việt Nam cũng đang cung cấp dịch vụ tiêm ngừa cho người lớn.
Trước khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì?
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng (nếu có) để xem xét và quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.
- Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho trẻ.
- Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vacxin hoặc thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó.
Vì sao bố mẹ cần tiêm chủng cho trẻ?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó rất dễ bị nhiễm bệnh. Nền Y học khuyến cáo tiêm chủng là cách tốt nhất để cơ thể trẻ chủ động phòng bệnh hiệu quả.
Tiêm chủng là đưa một lượng vacxin vừa đủ, tức đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh, để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể. Lúc này, kháng thể có 2 nhiệm vụ: tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn đó và tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.
Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ để không bỏ sót bất kỳ mũi nào
Tiêm phòng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hoặc một số bệnh nguy hiểm. Chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy để đảm bảo con cái khỏe mạnh, các phụ huynh cần đưa con nhỏ đi tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch.
Tiêm chủng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở khoa nào
Khi muốn tiêm chủng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bạn có thể đến Trung tâm Phòng, chống dịch - Tư vấn - Tiêm chủng vắc xin ở 2 cơ sở:
Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2020 có gì mới?
Từ năm 2019, lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế có một số thay đổi so với trước đây:
- Thay thế vacxin Quinvaxem (Hàn Quốc) bằng vacxin ComBe Five (Ấn Độ) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là loại vacxin phối hợp 5 trong 1 bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên virus viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Hib.
- Triển khai vacxin bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay cho đường uống (OPV). Vacxin bại liệt tiêm IPV được hỗ trợ bởi Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) do hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Loại vacxin này đã đạt chứng nhận tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
- Vắc xin phối hợp Sởi - Rubella do Việt Nam tự sản xuất được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi.
Tiêm vaccine đúng và đủ theo lịch giúp bảo vệ bé trước nhiều bệnh nguy hiểm
Cách chăm sóc và theo dõi trẻ nhỏ sau tiêm chủng
- Sau tiêm chủng, cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại khu vực chờ để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
Sau khi tiêm chủng cho trẻ cần theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng
- Thông báo ngay với bác sĩ/điều dưỡng khi thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau:
- Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải tiếp tục quan sát trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:
Tình trạng chung, tinh thần, tình trạng ăn ngủ
Các biểu hiện tại chỗ tiêm: sưng, đỏ
- Cách chăm sóc trẻ và xử trí các phản ứng phụ thường gặp tại nhà:
Bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, uống nhiều nước.
Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.
Sốt nhẹ: dùng thuốc hạ sốt khi trẻ thấy khó chịu hay khi sốt cao > 38,5 độ.
Sưng đỏ, đau chỗ tiêm: có thể chườm mát tại chổ, dùng hạ sốt giảm đau nếu cần.
Ngoài ra có thể có biểu hiện sưng khớp, sưng hạch… nhưng đa phần là tự khỏi sau vài ngày.
- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau:
Khó thở kèm với phát ban hoặc sưng
Kiệt sức, nhợt nhạt, xanh xao, buồn ngủ hoặc bất tỉnh
Khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ
Sốt, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau khi tiêm
Sưng đỏ và đau lan rộng tại chỗ tiêm hơn 3 ngày
Bầm tím hoặc chảy máu nhiều tại chỗ tiêm
Một số trường hợp chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ
- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.
- Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vacxin sống.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.
- Đo nhiệt độ tại nách, thân nhiệt trên 37.5 độ C hoặc dưới 35.5 độ C.
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid liều cao trong vòng 14 ngày.
- Trẻ mới dùng các sản phẩm Globulin miễn dịch.
- Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2kg.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.
Bảng giá tiêm chủng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Lưu ý: Cần phải theo dõi trong 48 giờ các phản ứng sau tiêm vắc xin. Nếu có biểu hiện da tím tái, thở mệt, sốt cao, trẻ khóc nhiều không dứt hay có những vấn đề bất thường khác thì phải đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và tiêm chủng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Cơ sở y tế này hiện đang không tiếp nhận đặt hẹn trực tuyến. Bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với hotline của họ để được hỗ trợ.
Tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào là bắt buộc?
Bộ Y tế đã ra thông tư về 10 loại vacxin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh đến 5 tuổi bao gồm:
Vaccine viêm gan B nằm trong các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh bắt buộc trong 24 giờ. Theo các chuyên gia y tế, đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Nếu tiêm mũi 1 đúng thời gian quy định (tức trong 24 giờ), vaccin sẽ phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Nếu không tiêm trong 24 giờ, hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần và không còn hiệu quả nếu tiêm sau 7 ngày.
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng vacxin bệnh lao BCG để tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu trẻ sinh ra bình thường, sức khỏe ổn định thì nên tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Để phòng bệnh hiệu quả cho bé, bố mẹ cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT - VGB - Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.
Để phòng bệnh ho gà, bố mẹ nên tiêm phòng cho trẻ vaccine 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) cho trẻ 2-3-4 tháng tuổi. Tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib. Việc này không chỉ giúp phòng uốn ván ở trẻ mà còn tạo nên miễn dịch rộng rãi cho mọi người.
Vaccine phòng bệnh bại liệt bao gồm 2 loại: giảm động lực đường uống (OPV) và bát hoạt đường tiêm (IPV). Cả 2 loại vacxin này đều đang được triển khai cho trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên vacxin đường tiêm đang thay dần cho đường uống.
Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B (Hib)
Viêm phổi và viêm màng não là 2 bệnh phổ biến nhất do vi khuẩn Hib gây ra. Những bệnh này có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin Hib. Theo đó, tiêm chủng đầy đủ 3 liều vắc xin Hib theo đúng lịch sẽ giảm được nguy cơ bệnh Hib lên đến hơn 90%.
Sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch và trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Vì thế, bố mẹ nên tiêm phòng vaccxin cho trẻ.
Vaccine viêm não Nhật bản B được tiêm phòng cho trẻ 1 tuổi. Ngoài ra, để phòng viêm não Nhật Bản cũng như phòng tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè, bố mẹ cần chú ý ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt...
Vaccine Rubella cũng nằm trong lịch tiêm chủng thường xuyên dành cho trẻ nhỏ. Theo đó, bé sẽ được tiêm vắc xin sởi – rubella lúc đủ 18 tháng.
Để biết được thứ tự các mũi tiêm, thời gian tiêm lần đầu và nhắc lại, bố mẹ vui lòng xem lịch tiêm phòng cho trẻ đã đề cập tại mục 2.
Bố mẹ cần chú ý các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bắt buộc để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho bé