Bạn đã từng nghe qua cụm từ “chuyên môn nghiệp vụ” chưa? Đây là một trong những yêu cầu cơ bản yêu cầu người lao động phải đáp ứng được trong quá trình làm việc. Ở bất kỳ một ngành nghề nào cũng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ khái niệm này chưa? Hãy để StudentJob giúp bạn hiểu hơn về khái niệm chuyên môn nghiệp vụ qua những ví dụ về chuyên môn nghiệp vụ bạn nhé!
Làm sao để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên?
Để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, bạn có thể tìm hiểu những phương pháp sau đây:
- Giúp giáo viên nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề về phát triển, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho mình: Việc này giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về năng lực của mình, tránh xảy ra tình trạng không muốn bị đánh giá thấp hơn đồng nghiệp hoặc tự đánh giá cao năng lực của mình dù thực tế không phải vậy. Giúp giáo viên nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề về phát triển, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là thúc đẩy họ tiếp tục phấn đấu, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giúp giáo viên hiểu và chấp nhận mỗi cá nhân học sinh: Một giáo viên hiểu và chấp nhận mỗi cá nhân học sinh cũng sẽ làm được điều đó với chính bản thân mình. Chấp nhận và hiểu học sinh là yếu tố xây dựng một nền giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, tạo ra môi trường học tập với không khí thoải mái, thân thiện, giúp các em chủ động, tích cực, tự giác và có trách nhiệm với việc học của mình.
- Giúp giáo viên hiểu đúng và vận dụng các phương pháp giáo dục mới vào thực tế: Việc bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết phải đi kèm với thực hành để giáo viên có thể hiểu đúng và vận dụng các phương pháp mới vào thực tế một cách hiệu quả, giải quyết được các tình huống phát sinh trong quá trình dạy và học.
- Khuyến khích giáo viên tự học và đổi mới phương pháp giảng dạy: Giáo viên cần được tham gia cộng tác với đồng nghiệp thông qua việc dự giờ, thiết kế giáo án cho những giờ học khác nhau. Ngoài ra, cần phải khuyến khích họ đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Đổi mới cách tổ chức giờ sinh hoạt chuyên môn: Giờ sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường từ trước đến nay luôn thực hiện theo nề nếp và khuôn mẫu cứng nhắc, thiên về đánh giá, đối chiếu các giáo viên khác với một “giáo viên giỏi” dù trên thực tế năng lực, kinh nghiệm, xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau và không thể đem ra so sánh như vậy được. Giờ sinh hoạt chuyên môn cần được thay đổi, đó phải là khoảng thời gian để các giáo viên chia sẻ chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm để cùng nhau học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
Bài viết trên đây đã mang đến thông tin về chuyên môn nghiệp vụ là gì đến với bạn đọc cùng các thông tin về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về giáo viên cùng những khó khăn mà họ gặp phải trong thực tế công việc.
Yêu cầu cần đạt của mô đun về phát triển chuyên môn bản thân cho giáo viên hằng năm là gì?
Theo Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt của mô đun về phát triển chuyên môn bản thân cho giáo viên hằng năm như sau:
- Phân tích được tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
- Vận dụng được nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân trong hoạt động dạy học và giáo dục đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với giáo viên từng cấp học, vùng, miền.
(Yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn; Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Lựa chọn và sử dụng học liệu dạy học; Phát triển chuyên môn giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông thông qua kết nối, chia sẻ tri thức trong cộng đồng học tập;....);
- Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lưu ý: Tùy theo nhu cầu cá nhân trong từng năm, giáo viên có thể tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng. Việc triển khai thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ví dụ về chuyên môn nghiệp vụ
Chuyên môn nghiệp vụ là một khái niệm rộng lớn, bao hàm những kiến thức, kỹ năng và năng lực cụ thể mà một người cần phải có để thực hiện công việc trong một lĩnh vực nhất định. Ở mỗi ngành nghề, mỗi ngành nghề yêu cầu một bộ kỹ năng chuyên môn riêng biệt, đòi hỏi sự nắm vững và phát triển liên tục.
Để hiểu rõ hơn về tính đa dạng và tầm quan trọng của chuyên môn nghiệp vụ, hãy cùng StudentJob khám phá qua 5 ví dụ điển hình về chuyên môn nghiệp vụ từ các lĩnh vực khác nhau bạn nhé:
Chuyên môn nghiệp vụ của Ngành khách sạn
Trong ngành khách sạn, chuyên môn nghiệp vụ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng dịch vụ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng. Chất lượng dịch vụ của khách sạn được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó nhân viên là một yếu tố quan trọng nhất. Nhân viên khách sạn có chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ hài lòng và ấn tượng.
Chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên khách sạn bao gồm nhiều khía cạnh, cụ thể như:
Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên khách sạn. Nhân viên cần có khả năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, thân thiện và lịch sự với khách hàng.
Kiến thức về dịch vụ. Nhân viên cần nắm vững kiến thức về các dịch vụ và tiện nghi mà khách sạn cung cấp. Điều này sẽ giúp nhân viên tư vấn và phục vụ khách hàng một cách chính xác và hiệu quả.
Kỹ năng xử lý tình huống. Trong quá trình làm việc, nhân viên khách sạn sẽ gặp phải nhiều tình huống khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Nhân viên cần có khả năng xử lý tình huống một cách bình tĩnh và chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Kỹ năng làm việc nhóm. Nhân viên khách sạn cần có khả năng làm việc nhóm hiệu quả để đảm bảo quy trình hoạt động trơn tru.
Kỹ năng học hỏi và phát triển. Ngành khách sạn luôn phát triển và thay đổi, vì vậy nhân viên cần có khả năng học hỏi và phát triển để đáp ứng yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý đặt phòng, hiểu biết về công nghệ thông tin, và khả năng xử lý tình huống bất ngờ là những yếu tố cần thiết để đảm bảo quy trình hoạt động trơn tru và hiệu quả. Sự chú trọng vào việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ không chỉ giúp cải thiện dịch vụ mà còn góp phần xây dựng uy tín và hình ảnh tích cực cho khách sạn trong mắt khách hàng và đối tác.
Việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên khách sạn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách sạn, bao gồm việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng sự hài lòng của khách hàng, xây dựng uy tín và hình ảnh tích cực cho khách sạn từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.
Khái niệm chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên
Chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên là hệ thống yêu cầu về năng lực nghề nghiệp mà một giáo viên cần đạt được để có thể đáp ứng mục tiêu giáo dục ở các bậc trình độ đào tạo.
Nội dung mô đun về phát triển chuyên môn bản thân cho giáo viên hằng năm thế nào?
Theo Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, nội dung mô đun về phát triển chuyên môn bản thân cho giáo viên hằng năm như sau:
- Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của bản thân.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để phát triển chuyên môn của bản thân.
- Nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Thời gian thực hiện: 40 tiết học (16 tiết lý thuyết, 24 tiết thực hành)
Chuyên môn nghiệp vụ được hiểu như thế nào?
Thông qua phân tích hai khái niệm chuyên môn và nghiệp vụ, ta có khái niệm chuyên môn nghiệp vụ như sau: Chuyên môn nghiệp vụ là toàn bộ khái niệm, quy trình, công cụ, phương tiện, kĩ thuật của một vị trí nhất định, dùng để phục vụ hoàn thành các yêu cầu đề ra cho công việc. Sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ của một người được thể hiện qua số năm kinh nghiệm trong nghề và được đánh gia qua 5 mức độ như sau:
- Mức thứ nhất: Chủ động tìm hiểu, ghi nhớ lý thuyết.
- Mức thứ hai: Có khả năng tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết và cập nhật thông tin mới.
- Mức thứ ba: Vận dụng một cách có định hướng các kiến thức lý thuyết có được sau khi tìm hiểu, ghi nhớ, tổng hợp, hệ thống hóa và cập nhật vào công việc.
- Mức độ bốn: Đánh giá được hiệu quả công việc của những người có cùng chuyên môn nghiệp vụ, phán đoán, phân tích được các tình huống bất ngờ.
- Mức độ năm: Có khả năng hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện người mới, tìm ra được những phương pháp đem lại hiệu quả cao trong công việc và xử lý được mọi tình huống phát sinh.
tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên đối với phát triển chuyên môn, nghiệp vụ ra sao?
Căn cứ Điều 5 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có nội dung bị ngưng hiệu lực bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT quy định 05 tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên đối với phát triển chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Phát triển chuyên môn bản thân
+ Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
+ Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
+ Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
- Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
+ Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
+ Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
+ Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;
+ Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
+ Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
+ Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
5 tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên đối với phát triển chuyên môn, nghiệp vụ ra sao? (Hình từ Internet)