Luật Bảo Vệ Trẻ Em Dưới 18 Tuổi

Luật Bảo Vệ Trẻ Em Dưới 18 Tuổi

Đạo luật bảo vệ tuổi trẻ em (CSPA) sẽ giúp cho các con của đương đơn giữ được tình trạng độc thân dưới 21 tuổi và có thể xin visa di dân hợp lệ. Thông thường, hồ sơ định cư Mỹ sẽ được xử lý trong thời gian dài, do đó trẻ em nằm từ 21 tuổi trở lên sẽ bị quá tuổi nếu không được bảo vệ. Năm 2002, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật bảo vệ tuổi trẻ em được viết tắt là CSPA (Child Status Protection Act). Trong bài viết này cùng First Consulting Group tìm hiểu kỹ hơn về đạo luật này.

Cách tính tuổi CSPA đối con độc thân dưới 21 tuổi.

Nếu tại thời điểm nộp hồ sơ bảo lãnh, những người con đi theo dưới 21 tuổi nhưng vì thời gian đợi xét duyệt của Sở di trú quá lâu, đến ngày visa đáo hạn con đã trên 21 tuổi thì sẽ được tính theo công thức khấu trừ CSPA.

Tuổi của những người con dưới 21 tuổi được tính như sau:

Lấy tuổi người con (tính đến ngày hồ sơ đáo hạn, dựa theo lịch chiếu khán – visa bulletin), trừ đi thời gian hồ sơ phải chờ ở Sở di trú và  nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) (lấy ngày chấp thuận trừ đi ngày ưu tiên, dựa theo thông báo chấp thuận – approval notice), nếu con số nhỏ hơn 21 thì đủ điều kiện, nếu lớn hơn 21 tuổi thì hồ sơ bị loại (không được đi theo cùng gia đình).

Công thức khấu trừ riêng đối với trường hợp thẻ xanh bảo lãnh cho con dưới 21 tuổi chưa có gia đình (diện ưu tiên F2A). Khi ngày ưu tiên của F2A đã tới thì sẽ dùng tuổi của người con tại thời điểm đó trừ đi thời gian hồ sơ chờ ở Sở di trú, nếu người con vẫn dưới 21 tuổi thì hồ sơ được cứu xét theo diện F2A, nếu trên 21 tuổi thì tiếp tục chờ đợi theo diện F2B. (Diện thay đổi nhưng ngày ưu tiên được giữ nguyên)

Nếu quý vị nghĩ rằng con hoặc cháu của quý vị hội đủ điều kiện để được hưởng luật CSPA, vui lòng liên lạc NVC hoặc lãnh sự để khiếu nại tuổi. Thông tin, giấy tờ cần cung cấp thường bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh, mã số hồ sơ, khai sinh của người con quá tuổi…

Lưu ý đặc biệt: hồ sơ thẻ xanh bảo lãnh cho con, chỉ có thể bảo lãnh cho con độc thân, không thể  bảo lãnh cho con đã có gia đình nên trong lúc hồ sơ bảo lãnh con trên 21 tuổi hoặc dưới 21 tuổi mà người con lập gia đình thì hồ sơ sẽ bị hủy ngay vào giây phút hôn thú được cấp ra mặc dù sau đó hai người ly hôn thì hồ sơ cũng đã bị hủy bỏ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI: Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869 Văn phòng San Jose: (408) 998-5555 Văn phòng Sài Gòn: (028) 3516-2118

Khi xin visa Mỹ cho trẻ em dưới 18 tuổi, có những lưu ý đặc biệt mà các phụ huynh cần phải quan tâm và tuân thủ. Quy trình xin visa không chỉ đơn giản là điền đơn và tham gia phỏng vấn, mà còn đòi hỏi sự chú ý đến các vấn đề pháp lý, y tế và an ninh. Trẻ em là nhóm đối tượng đặc biệt, và việc chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định là cần thiết để đảm bảo thành công trong quá trình xin visa Mỹ cho trẻ em. Bài viết sau đây của ACC sẽ cung cấp cho bạn một số lưu ý khi xin visa Mỹ cho trẻ em dưới 18 tuổi.

III. Lưu ý khi xin visa Mỹ cho trẻ em dưới 18 tuổi

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi xin visa Mỹ cho trẻ em dưới 18 tuổi:

Giấy tờ: Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu, bao gồm:

Đơn xin visa: Cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cần điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn DS-160 trực tuyến cho trẻ em.

Lệ phí: Cần nộp lệ phí xin visa theo quy định.

Cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp:

IV. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng được cấp visa Mỹ

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thành công khi xin visa Mỹ:

Để tăng khả năng được cấp visa Mỹ, bạn nên:

V. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ xin visa Mỹ tại ACC Bình Dương

Khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ xin visa Mỹ tại công ty luật ACC Bình Dương, bạn có thể hưởng một số ưu điểm sau:

I. Đối tượng nào có thể xin visa Mỹ?

Dưới đây là một số đối tượng được cấp visa Mỹ:

Quy trình nộp hồ sơ xin visa Mỹ cho trẻ em dưới 18 tuổi như thế nào?

Quy trình nộp hồ sơ xin visa Mỹ cho trẻ em dưới 18 tuổi tương tự như quy trình nộp hồ sơ xin visa Mỹ cho người lớn.

Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA)

Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em giúp cho một số trẻ em có thể hợp lệ xin chiếu khán (visa) di dân nếu các em vượt qua tuổi 21. Tình trạng này thường áp dụng cho con của thường trú nhân (diện ưu tiên F2A),  hoặc những người cháu đi kèm của công dân Mỹ và thường trú nhân. Những đơn bảo lãnh này đã được nộp từ nhiều năm trước và đến nay các em trong gia đình đã đến 21 tuổi.

Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8 năm 2002. Nếu đơn bảo lãnh được nộp và được chấp thuận trước ngày hiệu lực, hoặc các trẻ đã quá 21 tuổi trước ngày hiệu lực, thì Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em không thể áp dụng trong những trường hợp này.

Nhưng, nếu đơn bảo lãnh được chấp thuận sau ngày 6 tháng 8 năm 2002, hoặc các em không đến 21 tuổi trước ngày 6 tháng 8 năm 2002, thì Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể được áp dụng.

Đơn vị quyết định Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA)

Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) có thể quyết định việc này trước khi gửi hồ sơ bảo lãnh cho Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tuy nhiên, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia thường để quyết định này cho Tòa lãnh sự, vì thế họ không ghi tên các em trên 21 tuổi vào danh sách khi chuyển hồ sơ về cho Tòa Lãnh sự.

Một số gia đình vì chưa quen thuộc với Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em nên nghĩ rằng bất cứ người nào trên 21 tuổi đều không hợp lệ xin chiếu khán được đi theo đến Hoa Kỳ. Trên thực tế, nhiều em trong hạn tuổi từ 21 đến 24 tuổi vẫn có cơ hội được hưởng Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Thậm chí, một số em lớn hơn nữa vẫn có thể.

Trẻ em dưới 18 tuổi có cần phỏng vấn xin visa Mỹ không?

Có, trẻ em dưới 14 tuổi cần có mặt tại buổi phỏng vấn cùng với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Trẻ em từ 14 đến dưới 18 tuổi có thể tham gia phỏng vấn một mình hoặc cùng với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Mỹ thường dao động từ 1 đến 3 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời gian xét duyệt có thể lâu hơn.

Bạn có thể nộp visa Mỹ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM.

Việc xin visa Mỹ cho trẻ em dưới 18 tuổi đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố, từ hồ sơ, tài liệu đến quy trình phỏng vấn. Để đảm bảo thành công và tránh gặp phải các trở ngại không cần thiết, phụ huynh cần phải tuân thủ các lưu ý và quy định cụ thể. Qua việc tập trung vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định, việc xin visa Mỹ cho trẻ em sẽ trở nên suôn sẻ và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết này của ACC đã giúp bạn có được những lưu ý khi xin visa Mỹ cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Ngay từ khi lọt lòng, các bé đã được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cho đến khi được 6 tuổi mà không mất bất cứ khoản đóng góp BHYT nào. Rất nhiều bố mẹ còn chưa hiểu rõ, hiểu đúng về BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng tôi xin giải đáp một số thông tin về bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.

Bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi là gì?

Căn cứ vào Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 6, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng được cấp BHYT và hưởng bảo hiểm y tế miễn phí (Nhóm do ngân sách nhà nước đóng), cha mẹ không phải đóng phí BHYT cho cho con đến khi bé được 6 tuổi.

Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp và hưởng BHYT miễn phí nên cha mẹ không cần đóng phí

Hồ sơ bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi - Hồ sơ cấp thẻ BHYT

Để trẻ được hưởng quyền lợi bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi bố mẹ cần làm hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ. Sau khi được cấp thẻ trẻ được khám chữa bệnh BHYT miễn phí tại các bệnh viện công theo quy định.

- Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ gồm có:

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh có đóng dấu công chứng.

+ Danh sách hoặc giấy đề nghị cấp thẻ BHYT của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ cư trú.

Lưu ý: Căn cứ vào Khoản 2, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong trường hợp trẻ mới sinh, chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký BHYT cho trẻ cha mẹ sẽ nộp đến các cơ quan ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để được cấp thẻ BHYT.

Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định các tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ.

Sau khi được cấp thẻ BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được khám chữa bệnh miễn phí tại bệnh viện công theo quy định.

Mức hưởng bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi

Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám tại trung tâm y tế, các bệnh viện công có mức hưởng bảo hiểm khác nhau được quy định trong từng trường hợp cụ thể.

Theo luật bảo hiểm y tế việc xuất trình được thẻ BHYT hoặc chứng minh được tuổi của các bé ảnh hưởng rất nhiều đến mức hỗ trợ của BHYT.

1. Mức hưởng BHYT trong trường hợp xuất trình được thẻ BHYT của trẻ

Theo nội dung quy định tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP trẻ em dưới 6 tuổi nằm trong danh sách được hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách nhà nước.

Mức hưởng BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi khi xuất trình được thẻ BHYT được quy định như sau:

- Được hưởng 100% chi phí và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật nếu đúng tuyến (Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).

- Được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp trẻ đi khám thông tuyến theo quy định.

- Được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến tỉnh.

- Được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến trung ương.

2. Mức hưởng trong trường hợp không xuất trình được thẻ BHYT của trẻ

Tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ y tế, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế quy định:

“Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định...”.

Như vậy mặc dù bạn chưa thực hiện thủ tục xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con nhưng xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của bé để chứng minh bé dưới 6 tuổi vẫn sẽ được hưởng quyền lợi như những trẻ có thẻ và xuất trình được thẻ BHYT.

Thanh toán chi phí cho trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:

Đối với trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT thì cơ sở khám, chữa bệnh tổng hợp danh sách trẻ dưới 6 tuổi và chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo phạm vi được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan BHXH thanh toán theo quy định.

Chính vì vậy, dù trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT thì khi khám, chữa bệnh vẫn được Nhà nước hỗ trợ chi phí khi thanh toán. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào việc trẻ được khám, chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến.