Xe Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc, đỉnh cao là ‘thoát khỏi xe Nhật’ tự tạo ra đế chế cho riêng mình. Hiện nay, Hàn Quốc đang là cường quốc ô tô lớn thứ 5 trên thế giới, nằm trong top 6 về hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi có nên mua xe ô tô Hàn hay không? Xe Hàn có bền không?
Các hãng xe ô tô Hàn Quốc tại Việt Nam
Hyundai được thành lập vào năm 1947 bởi Chung Ju-yung một nhà tư bản công nghiệp. Trụ sở chính hiện được đặt tại Seoul, Hàn Quốc.
Các mẫu xe Hyundai chính thức cập bến thị trường Việt Nam gồm có như: Elantra, Grand i10, Tucson, Kona, Solati, Accent, Creta, SantaFe, Starex.
Hyundai Motor là nhà sản xuất ô tô đa quốc gia lớn nhất tại Hàn Quốc, lớn thứ ba ở châu Á và là một trong 5 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Bên cạnh sản xuất xe ô tô con, Hyundai cũng đang phát triển mạnh ở lĩnh vực sản xuất xe tải, xe bus và xe chuyên dụng. Hyundai vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần và giữ quyền kiểm soát cả hãng Kia Motors.
Hãng Kia Motors được thành lập vào năm 1944 và hiện có trụ sở chính đặt tại Seoul, Hàn Quốc.
Kia Motors là nhà sản xuất ô tô đa quốc gia lớn thứ hai ở Hàn Quốc, thứ năm ở châu Á và nằm trong top 15 toàn cầu. Ngoài sản xuất ô tô, Kia còn sản xuất động cơ cho ô tô con, xe tải, xe buýt, xe điện, v.v. Vì Hyundai nắm giữ phần lớn cổ phần trong công ty nên Kia hiện được coi là thành viên của Tập đoàn Hyundai.
Hiện nay tại Việt Nam, Kia phân phối chính thức các mẫu xe ô tô bao gồm: Kia Morning, K3, K5, Rondo, Sorento, Seltos, Carnival, Sonet.
Ssangyong là hãng sản xuất ô tô lớn thứ tư tại Hàn Quốc. Năm 2011, công ty ô tô đa quốc gia Ấn Độ Mahindra & Mahindra đã mua 70% cổ phần của Ssangyong. Vì vậy, bây giờ Ssangyong được coi là một thành viên của Mahindra & Mahindra.
Ssangyong khởi đầu là 2 công ty riêng biệt là Ha Dong-hwan Motor Workshop thành lập năm 1954 và Dongbang Motor Co được thành lập năm 1962. Hai công ty này đã được tập đoàn Ssangyong tiếp quản vào năm 1986. Trụ sở chính của Ssangyong hiện được đặt tại Pyeongtaek, Gyeonggi-do, Hàn Quốc.
Các mẫu xe Ssangyong phân phối tại thị trường Việt Nam bao gồm: Korando Turismo, Actyon Sports, Chaiman W, Rexton W, Actyon Sports.
GM Daewoo được thành lập năm 1937, là công ty sản xuất ô tô đa quốc gia của Hàn Quốc. Vào năm 2001, GM Daewoo đã bán khá nhiều tài sản của mình cho General Motors.
Đến năm 2002, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, GM Daewoo tuyên bố phá sản.
+ Mẫu xe Hàn Quốc nổi bật hiện nay
Phân khúc hatchback từ lâu đã bị thống trị bởi Volkswagen Golf GTI và Ford Focus RS. Tuy nhiên, Hyundai i20N xuất hiện đã tạo là một hiện tượng mới trong phân khúc này. Vào năm 2021, nó đã giành được giải thưởng Xe hiệu suất của năm và Xe của năm từ chương trình truyền hình Top Gear.
Sức mạnh cho i20N đến từ động cơ GDI tăng áp 1,6 lít công suất 201 mã lực và mô-men xoắn 275,2 Nm, kết hợp với hộp số sàn 6 cấp. Do chỉ nặng khoảng 1,1 tấn nên nó có thể tăng tốc từ 0-96 km/h chỉ trong hơn 6 giây và đạt tốc độ tối đa 143 dặm/giờ (230,1 km/h).
Hyundai Genesis Coupe cũng là một trong những mẫu xe châu Á hiếm hoi được trang bị động cơ tăng áp, vốn chỉ có thể thấy trên các mẫu xe Đức cùng tuổi đời. Hơn nữa, xe còn được trang bị dẫn động cầu sau, làm hài lòng những người chơi đam mê thể thao, đồng thời là mẫu xe giá rẻ để tập “drift”.
Chiếc Genesis Coupe, mặc dù không phải là chiếc xe thể thao đầu tiên do Hyundai sản xuất, nhưng lại là chiếc xe đầu tiên của nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc phát triển hệ thống dẫn động cầu sau cho xe du lịch.
Ở thời điểm mới ra mắt, giá bán của Hyundai Genesis Coupe lên đến 1 tỷ đồng tại Việt Nam.
Kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2017, Kia Stinger đã chứng minh cho tất cả người dùng trên toàn thế giới thấy rằng hãng xe Hàn Quốc cũng có thể tạo ra một chiếc xe thể thao hiệu suất cao hấp dẫn. Mới đây, Kia tiếp tục tung ra mẫu xe phiên bản đặc biệt mới với một số cải tiến nhằm đáp ứng tốt hơn thị hiếu của khách hàng Mỹ.
Mẫu Stinger GT mới này sẽ được sản xuất giới hạn chỉ 800 chiếc. Dù mới ra mắt nhưng nó là đối thủ mạnh của các dòng xe như Jaguar, thậm chí là Audi A5 Sportback hay BMW 4- Series Gran Coupe và các hãng tên tuổi khác.
Kia Stinger GT trang bị khối động cơ V6 3,3 lít cung cấp 13,8L/100km trên đường phố, 9L/100km trên đường cao tốc và 11L/100km trên điều kiện đường hỗn hợp. Đối với phiên bản động cơ 2.0l I4, mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của xe vào khoảng 9,8l/100km ở điều kiện đường hỗn hợp.
Hyundai Veloster 2023 mang một diện mạo mới phá cách hoàn toàn với thiết kế tối giản của hãng xe Hàn Quốc từ trước đến nay. Chiếc hatchback ba cửa Veloster tự hào có nhiều chi tiết tinh xảo, đặc biệt là những chi tiết hiếm thấy trên các mẫu xe hiện đại.
Hyundai Veloster 2023 được trang bị động cơ Gamma tăng áp 1.6 lít 4 xi-lanh, cho công suất 201 mã lực và mô-men xoắn 264 Nm, kết hợp với hộp số sàn 6 cấp cho khả năng vận hành mạnh mẽ. Xe còn được trang bị hộp số ly hợp kép 7 cấp tích hợp lẫy chuyển số trên vô lăng, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm thú vị khi di chuyển.
Kia EV6 là mẫu crossover cỡ trung chạy hoàn toàn bằng điện lần đầu tiên ra mắt toàn cầu vào tháng 3 năm 2021 tại Hàn Quốc. Ngay khi vừa trình làng, EV6 đã ngay lập tức khiến các tín đồ mê xe phấn khích bởi thiết kế trẻ trung, bắt mắt đậm chất tương lai cùng khả năng vận hành ấn tượng.
Kia EV6 là thương hiệu xe hơi Hàn Quốc – dòng xe thuần điện quy mô toàn cầu đầu tiên của Kia Motors, dựa trên kiến trúc xe điện mới E-GMP(Electric-Global Modular Platform) và thiết kế khung gầm vững chắc.
EV6 – một mẫu xe thuần điện mang đến nhiều trải nghiệm lái thú vị cho người dùng với vẻ ngoài cuốn hút, trẻ trung năng động cùng hàng loạt tính năng tiện nghi vượt trội và khả năng vận hành tốt. Theo đánh giá của giới mê xe, Kia EV6 nhiều khả năng sẽ trở thành cái tên “hot” không kém “người anh em” khi Seltos khi gia nhập thị trường xe ô tô Việt Nam.
Tại Việt Nam, Hyundai Santa Fe 2021 có 6 phiên bản và 6 màu sắc khác nhau là: đen, trắng, đỏ, bạc, vàng cát và xanh navy. Dòng xe SUV 7 chỗ này hiện đang là mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam.
Hãng xe Hàn chịu chơi hơn khi mang đến khá nhiều nâng cấp cho phiên bản SantaFe 2021, dù đây chỉ là bản nâng cấp (facelift) giữa vòng đời thế hệ thứ 4 (bắt đầu từ 2019). Thiết kế tân trang, khung gầm mới, tăng kích thước và thay đổi động cơ phổ biến hơn khi xe ra mắt thế hệ mới thay vì bản nâng cấp.
SantaFe phiên bản mới được trang bị động cơ Smartstream (xăng và diesel), và theo hãng xe Hàn, việc ứng dụng vật liệu mới giúp giảm trọng lượng, hạ thấp trọng tâm, tăng độ bền và thân thiện với môi trường
Kia Carnival là mẫu xe Sedona thế hệ thứ 4. Việc đổi tên từ Sedona sang Carnival nhằm đồng nhất tên gọi trên toàn cầu của Kia như Cerato thành Kia K3 và Optima thành Kia K5.
Carnival có thiết kế hoàn toàn mới, động cơ mới, kích thước lớn hơn, nhiều lựa chọn chỗ ngồi cũng như hàng loạt tiện nghi nội thất và công nghệ an toàn hàng đầu.
Xe sử dụng động cơ Smartstream mới với 2 lựa chọn. Động cơ xăng 3.5 V6 công suất 268 mã lực và động cơ diesel 2.2 cho công suất 199 mã lực đi kèm hộp số tự động 8 cấp. Điều này mang đến cho mẫu xe Hàn khả năng vận hành vô cùng mạnh mẽ nhưng vẫn vô cùng mượt mà, mang đến sự êm ái cho tất cả những người ngồi trong xe.
Ngày 1/12/2020, TC Motor ra mắt tại Việt Nam mẫu xe Hyundai Accent. Ngoại hình được nâng cấp nhẹ, cùng nhiều trang bị nhưng giá bán không đổi so với thế hệ trước khiến nhiều người quan tâm đến mẫu xe này. Hyundai Accent cũng là đối thủ số 1 trong phân khúc xe hạng B đầy áp lực cho Toyota Vios.
Khoảng 1-2 năm trở lại đây, Hyundai Accent đứng đầu doanh số phân khúc hạng B. Doanh số của Hyundai Accent thậm chí còn vượt mẫu xe Nhật – Toyota Vios, trở thành mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam.
Sở hữu ngoại hình trẻ trung cùng thiết kế nội thất rộng rãi, trang bị dẫn đầu trong phân khúc và giá bán phải chăng đã giúp cho Kia Seltos nhanh chóng làm ‘chấn động’ thị trường phân khúc SUV/CUV hạng B ngay khi về Việt Nam.
Thiết kế của Seltos 2022 được đánh giá cao nhờ những đường nét hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của phần còn lại hãng Kia. Mẫu xe đến từ Hàn Quốc mang lại cảm giác trẻ trung, năng động và đầy mạnh mẽ.
Kia Seltos phiên bản Deluxe và Luxury đều được trang bị động cơ tăng áp 1,4 lít. Chỉ phiên bản Seltos Permium mới có lựa chọn động cơ tăng áp 1,4 lít hoặc hút khí tự nhiên 1,6 lít.
Kia K3 thực chất là phiên bản mới của Cerato tại Việt Nam. Hãng xe Hàn Quốc từ đó thống nhất lấy tên gọi K3 cho tất cả các thị trường. Ngoài những thay đổi về thiết kế ngoại thất, phiên bản mới cũng được nâng cấp cấu hình nội thất, trong khi công nghệ an toàn không thay đổi so với Kia Cerato.
Kia K3 trang bị động cơ xăng Gamma 1.6 MPI sản sinh công suất 126 mã lực tại 6.300 vòng/phút và mô-men xoắn 155 Nm tại 4.850 vòng/phút. Đi kèm là hộp số sàn 6 cấp hoặc tự động 6 cấp.
K3 2022 có danh sách trang bị an toàn khá đầy đủ bao gồm: chống bó cứng phanh (ABS), phân bổ lực phanh điện tử (EBD), hệ thống cân bằng điện tử khi va chạm (VSC, ESP), camera lùi,…
Riêng phiên bản cao cấp nhất là Premium sẽ được trang bị thêm hệ thống cảm biến áp suất lốp, hệ thống cảm biến khoảng cách phía trước cùng 6 túi khí.
Về chi phí lao động thời vụ tại Hàn Quốc
Người lao động có thể tự làm tự chi trả các chi phí cho các cơ quan liên quan để hoàn thành các thủ tục như: làm hộ chiếu, lý lịch tư pháp, khám sức khỏe, hồ sơ xin VISA, bảo hiểm, vé máy bay sang Hàn Quốc,…với tổng chi phí dự kiến khoảng 15 – 20 triệu đồng. Ngoài ra, không phải trả tiền cho các cá nhân, tổ chức môi giới trung gian nào.
Hiện nay, có rất nhiều người mong muốn sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình này vì thời gian làm việc ngắn với mức thu nhập cao.
Để tham gia và tìm hiểu về chương trình thí điểm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo, người lao động chỉ liên hệ với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương nơi cư trú và không đăng ký tham gia với bất kỳ tổ chức cá nhân môi giới.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, chương trình phái cử lao động thời vụ dành cho người nước ngoài của Hàn Quốc mời và tuyển chọn người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nông ngư nghiệp sang làm việc tại các nông/ngư gia trong thời gian khoảng 90 ngày (visa C4) hoặc 5 tháng (visa E8). Lao động thời vụ trong chương trình này, nếu làm việc trung thành, có thể được mời và phái cử sang Hàn Quốc liên tục hằng năm. Nguồn thông tin: COLAB
Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) đợt 1 năm 2024.
Theo kế hoạch, người lao động đăng ký tham gia Chương trình EPS sẽ phải tham dự 2 vòng thi, bao gồm: thi năng lực tiếng Hàn (EPS - TOPIK) và kiểm tra tay nghề, đánh giá năng lực.
Chỉ những người đạt yêu cầu qua vòng 1 mới được tham dự vòng 2. Người lao động đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Năm 2024, phía Hàn Quốc sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam sang làm việc ở các ngành nghề gồm: Sản xuất chế tạo (11.246 người) , xây dựng (200 người), nông nghiệp (895 người) và ngư nghiệp (3.033 người).
Người lao động tham gia chương trình có độ tuổi từ 18 đến 39 tuổi, không có án tích theo quy định của pháp luật, chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc, không bị cấm xuất cảnh Việt Nam.
Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 5 năm. Đồng thời, họ cũng không có thân nhân (bố, mẹ, con đẻ, anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Người lao động cũng cần đảm bảo đủ sức khỏe đi làm việc tại Hàn Quốc, không bị mù màu, rối loạn sắc giác. Người lao động bị đứt, cụt ngón tay hoặc chấn thương, dị tật cột sống vẫn được đăng ký dự thi, tuy nhiên việc xét tuyển sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra tay nghề.
Trường hợp người lao động đã đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS thì phải về nước đúng hạn hợp đồng.
Trong trường hợp từng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian Chính phủ nước này thực hiện chính sách miễn xử phạt đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện trình diện để về nước. Với trường hợp này, người lao động phải xuất trình được các giấy tờ chứng minh.
Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện chung nêu trên, người lao động có nguyện vọng đăng ký dự tuyển trong ngành Nông nghiệp, ngư nghiệp phải đáp ứng các điều kiện bổ sung.
Với ngành Nông nghiệp, cần đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện: Một là, đăng ký thường trú tại một trong 74 huyện nghèo và 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg (trừ các xã thuộc các huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2023); hai là, các huyện miền núi, vùng cao hải đảo theo Công văn số 930/BNV-CQĐP của Bộ Nội vụ; ba là, tại các tỉnh/thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau; bốn là người dân tộc thiểu số; năm là, đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS trong ngành nông nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng.
Đối với ngành Ngư nghiệp, người lao động phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện: một là, người lao động thường trú tại các huyện ven biển và hải đảo, có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khỏe và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển; hai là, đã được đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đối với các ngành nghề liên quan đến ngư nghiệp, có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khỏe và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển; ba là, người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS trong ngành Ngư nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng.
Những lao động đã từng cư trú tại Hàn Quốc theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên gần bờ) từ 5 năm trở lên (không phân biệt làm việc hợp pháp và không hợp pháp) không được tham dự kỳ thi. Ứng viên chỉ nộp duy nhất khoản tiền Việt Nam tương đương với 28 USD khi đăng ký dự thi tiếng Hàn.
Bộ LĐ-TB&XH lưu ý, việc đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề mới chỉ là điều kiện để người lao động được nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển được đi làm việc tại Hàn Quốc.
Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam, Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phái cử người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Vì thế người lao động cần cẩn trọng để tránh bị lừa đảo.
Thời gian tiếp nhận đăng ký dự thi từ ngày 26/1 đến 30/1/2024. Thời gian tổ chức thi vòng 1 (dự kiến) từ ngày 5/3 đến 14/6/2024. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đánh giá năng lực ở vòng 2: Đợt 1 từ ngày 5/4 đến 8/4/2024; đợt 2 từ ngày 21/4 đến 24/4/2024. Thời gian tổ chức thi vòng 2 (dự kiến) đợt 1 từ ngày 16/4 đến 20/4/2024, đợt 2 từ ngày 2/7 đến 6/7/2024.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cũng cho biết, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc vừa thông báo áp dụng mức lương tối thiểu từ 1/1/2024.
Theo đó, mức tối thiểu tính theo giờ là 9.860 won (khoảng 180.000 đồng), tăng 240 won, tỷ lệ tăng 2,5%. Mức tăng này không chênh lệch quá nhiều với mức lương tối thiểu 9.620 won áp dụng trong năm 2023.
Mức lương tối thiểu tính theo tháng (theo tiêu chuẩn 40 giờ/tuần, 209 giờ/tháng): 2.060.740 won (trên 38,2 triệu đồng).
Thời gian áp dụng từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12/2024. Phạm vi áp dụng đồng nhất trong tất cả doanh nghiệp không phân biệt loại hình doanh nghiệp.
Công ty TNHH Thêu tranh ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương (xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đang tuyển dụng nhiều nhân ...
Công ty TNHH Giày da Giang Phạm (TP. Thuận An, Bình Dương) tuyển dụng nhiều lao động phổ thông làm việc tại Bình Dương và ...
Times School hiện đang có nhu cầu tuyển 02 kế toán tổng hợp cho 2 cơ sở tại Hà Nội.
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Quốc Oai (Hà Nội) năm 2024 vừa được tổ chức với 570 chỉ tiêu tuyển sinh ...