Trong chúng ta thường hay tính thời gian theo phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý và năm, nhưng không phải ai cũng nắm rõ 1 Quý có mấy tháng? Đó là những tháng nào? Thuộc quý nào? Hôm nay Topshare.vn sẽ giải đáp cho các bạn thắc mắc này nhé.
Năm có bao nhiêu quý, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây?
1 Năm thì có chính xác là bao nhiêu quý, tháng, tuần, ngày, giờ, phút và giây tưởng như thật đơn giản nhưng lại có khá người chưa rõ và muốn tìm hiểu đến cách tính này. Hãy cùng chúng tôi xem cách tính như thế nào nhé.
1 Năm thường có 365 ngày (Lưu ý: những năm nhuận thường có 366 ngày và cứ 4 năm thì lại có 1 năm nhuận. Và năm nhuận thường thấy xuất hiện vào tháng 2, đó là ngày 29 của tháng 2. Còn thông thường, tháng 2 chỉ có 28 ngày).
1 Tuần có 7 ngày, 1 năm có 365 ngày, ta lấy 365/7 kết quả là 52 tuần. Vậy 1 năm có 52 tuần.
1 năm có 12 tháng tất cả, từ tháng 1 đến tháng 12 (Lâu lâu lại có 1 tháng lặp lại gọi là năm nhuần).
1 năm hiện tại được chia làm 4 quý cụ thể như sau:
1 Năm có bao nhiêu giờ, phút, giây?
Mỗi ngày, chúng ta có 24 giờ. 1 năm thường có 365 ngày. Vậy 1 năm có 365 x 24h = 8760 giờ = 525600 phút = 31536000 giây.
Riêng năm nhuận có 366 ngày nên sẽ có 366 x 24h = 8784 giờ = 527040 phút = 31622400 giây.
Bên trên là cách tính chuyển đổi thời gian 1 Quý có mấy tháng? 1 Năm có bao nhiêu quý, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây? Rất mong bài viết này mang đến cho bạn những thông tin hay và thú vị!
GDP Mỹ tăng trưởng 2.9% trong quý 4/2022
Kinh tế Mỹ khép năm 2022 bằng quý tăng trưởng mạnh. Tuy vậy, giới chuyên gia tỏ ra lo ngại về khả năng suy thoái trong năm 2023.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2022 tăng 2.9%, Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong ngày 26/01. Trước đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự báo GDP Mỹ tăng trưởng 2.8% trong quý 4.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc mạnh sau thông tin trên, với chỉ số Nasdaq Composite tăng 1.76% lên 11,512.41 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 1.10% lên 4,060.43 điểm, còn chỉ số Dow Jones tiến 205.57 điểm (tương đương 0.61%) lên 33,949.41 điểm.
Chi tiêu tiêu dùng – vốn chiếm 68% GDP Mỹ - tăng 2.1% trong quý 4/2022, giảm nhẹ so với mức 2.3% của quý trước, nhưng vẫn là tín hiệu tích cực.
Bên cạnh cú huých từ người tiêu dùng, việc gia tăng đầu tư hàng tồn kho trong khu vực tư nhân, chi tiêu Chính phủ và các khoản đầu tư cố định ngoài nhà ở là nguyên nhân cho sự tăng trưởng mạnh của GDP quý 4.
Trong khi đó, đầu tư cố định cho nhà ở giảm 26.7% trong quý 4/2022, phản ánh sự suy giảm của thị trường nhà ở. Xuất khẩu cũng giảm 1.3% trong giai đoạn này. Sự suy giảm của thị trường nhà ở kéo giảm GDP tổng thể khoảng 1.3 điểm phần trăm.
Chi tiêu của Chính phủ liên bang tăng 6.2%, phần lớn là do chi tiêu phi quốc phòng tăng 11.2%, trong khi chi tiêu của tiểu bang và địa phương tăng 2.3%. Tổng chi tiêu của Chính phủ Mỹ đã thêm 0.64 điểm phần trăm vào GDP.
Tăng hàng tồn kho cũng đóng một vai trò quan trọng, thêm gần 1.5 điểm phần trăm.
Chỉ số lạm phát đang dần dần đi xuống sau khi chạm đỉnh 41 năm trong mùa hè vừa qua. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – chỉ số lạm phát yêu thích của Fed – tăng 3.2% trong quý 4/2022, giảm mạnh so với mức 4.8% của quý 3. Loại trừ thực phẩm và năng lượng, chỉ số này tăng 3.9%, giảm từ mức 4.7% của quý trước.
Mặc dù số liệu lạm phát cho thấy áp lực giá cả đang thoái lui, nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Trước đó, vì lạm phát quá cao, Fed đã tăng lãi suất thêm 4.25 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022 lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2007. Việc tăng lãi suất thường có độ trễ, nghĩa là tác động thực sự của chúng có thể không được cảm nhận cho đến thời điểm sắp tới.
Đây có thể là quý cuối cùng tăng trưởng GDP vững chắc trước khi nền kinh tế cảm nhận được đầy đủ các tác động có độ trễ của quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kể từ những năm 1980. Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán một cuộc suy thoái vào nửa cuối năm nay, mặc dù là một cuộc suy thoái ngắn và nhẹ so với các cuộc suy thoái trước đó, do sức mạnh phi thường của thị trường lao động.
Sal Guatieri, nhà kinh tế cấp cao tại BMO Capital Markets ở Toronto, cho biết: “Nền kinh tế Mỹ không rơi xuống vực thẳm, nhưng nó đang mất dần sức chịu đựng và có nguy cơ suy giảm vào đầu năm nay. Điều đó sẽ giới hạn Fed chỉ tăng lãi suất thêm 2 lần với các mức tăng nhỏ trong những tháng tới".
Sau một năm 2021 chứng kiến GDP tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 1984, hai quý đầu năm 2022 bắt đầu với mức tăng trưởng âm, tương đương với suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, người tiêu dùng kiên cường và thị trường lao động mạnh mẽ đã giúp nền kinh tế Mỹ chuyển biến tích cực trong hai quý cuối năm và mang lại hy vọng cho năm 2023.
Jim Baird, Giám đốc đầu tư của Plante Moran Financial Advisors, cho biết: “Nền kinh tế trong nửa đầu năm không yếu như các báo cáo GDP cho thấy, nhưng nó cũng không mạnh như số liệu GDP quý 4 đã chỉ ra. Đứng vững nhờ chi tiêu tiêu dùng ổn định, nền kinh tế đã mở rộng với tốc độ vững chắc vào cuối năm ngoái, nhưng vẫn dễ bị suy thoái rõ rệt hơn trong các quý tới”.
Một số lĩnh vực của nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái mặc dù nhìn chung tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, lĩnh vực nhà ở đã tụt hậu, với số giấy phép xây dựng giảm 30% trong tháng 12 so với một năm trước và giá khởi điểm giảm 22%.
Báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp từ quý IV cũng đang báo hiệu một cuộc suy thoái thu nhập tiềm ẩn. Với gần 20% trong số các công ty thuộc S&P 500 báo cáo, thu nhập đang ở mức lỗ 3%, ngay cả khi doanh thu tăng 4.1%, theo Refinitiv.
Chi tiêu của người tiêu dùng cũng có dấu hiệu suy yếu, với doanh số bán lẻ giảm 1.1% trong tháng 12.
Kết quả này cao hơn dự báo của các tổ chức nghiên cứu và đánh dấu quý tăng trưởng đầu tiên của nền kinh tế Mỹ trong năm 2022 sau hai quý sụt giảm liên tiếp. Đà tăng trưởng của Mỹ được dẫn dắt bởi hoạt động xuất khẩu của các mặt hàng như dầu thô và đặc biệt là sự gia tăng mạnh của đầu tư công, trong đó có chi tiêu mua sắm trang thiết bị quốc phòng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng mặc dù việc kinh tế Mỹ phục hồi là một chỉ dấu đáng khích lệ, nước này cũng cần chú ý đến việc thị trường bất động sản và tiêu dùng nội địa đang có dấu hiệu suy yếu.
Dữ liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố đã chấm dứt các cuộc tranh luận sôi nổi suốt mùa Hè về việc liệu nền kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái hay chưa. Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ để xua tan nỗi lo sợ rằng các biện pháp mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đang thực hiện để đẩy lùi đà tăng lạm phát cuối cùng cũng sẽ dẫn đến các cuộc tranh luận này một lần nữa.
Việc một nền kinh tế trải qua hai quý sụt giảm GDP liên tiếp từ lâu đã được coi là tiêu chí chung cho cái gọi là "suy thoái kỹ thuật". Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và FED đã bác bỏ khải niệm đó, viện dẫn nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang đứng vững.
Nhóm các nhà kinh tế tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ cho rằng, suy thoái là "sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế trên diện rộng của một quốc gia và nó phải kéo dài hơn một vài tháng". Họ thường xem xét một loạt các số liệu bao gồm tăng trưởng việc làm hàng tháng, chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ và sản lượng công nghiệp.
FED đã sẵn sàng thực hiện đợt tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp tại cuộc họp tháng 11 tới. Động thái này có thể sẽ nâng mức lãi suất mục tiêu của ngân hàng này lên 3,75% - 4%.
Mặc dù FED có thể sớm xem xét việc làm giảm tốc độ tăng lãi suất, sớm nhất là vào tháng 12, nhưng dự kiến ngân hàng này sẽ không sớm chuyển hướng hoàn toàn khỏi chính sách thắt chặt tiền tệ.
Do các động thái của FED sẽ có tác động lớn đối với tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động, hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ về cơ bản sẽ tăng so với mức hiện tại là 3,5% và nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái vào năm tới.
VTV.vn - Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, kinh tế Mỹ đang đối mặt nguy cơ suy thoái. Các biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát có thể làm chậm đà tăng trưởng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!