Cơ Cấu Thành Phần Kinh Tế Việt Nam Hiện Nay

Cơ Cấu Thành Phần Kinh Tế Việt Nam Hiện Nay

Cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam có một sự tác động lớn đối với người lao động trong nhiều khía cạnh. Dưới đây là một số cách mà cơ cấu nền kinh tế Việt Nam tác động đến người lao động:

Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu thành phần kinh tế ?

Căn cứ theo quy định Điều 51 Hiến Pháp 2013 có quy định như sau:

Như vậy, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo. Hiện nay Việt Nam có 04 thành phần kinh tế bao gồm:

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó, với mỗi thành phần kinh tế có vai trò khác nhau và hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với nhau giúp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển.

Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu thành phần kinh tế? (Hình từ Internet)

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025?

Theo tiểu mục 2 Mục 1 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 bao gồm:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm.

- Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD.

- Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm.

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

- Đến năm 2025, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2025 dưới 4%.

- Tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm; có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân;

- Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tuổi thọ trung bình đạt khoảng 74,5 tuổi;

- Tỉ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Đến năm 2025, tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 - 100%, nông thôn là 93 - 95%.

- Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%.

- Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%.

- Tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỉ lệ che phủ rừng ổn định 42%.

Việt Nam có cơ cấu thành phần kinh tế gồm những thành phần nào?

Để có thể hiểu về cơ cấu thành phần kinh tế gồm những thành phần nào ở Việt Nam thì trước tiên cần tìm hiểu vè cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế là tập hợp mối quan hệ hữu cơ giữa ngành kinh tế, thành phần kinh tế và lãnh thổ. Căn cứ vào các chỉ số của cơ cấu kinh tế để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Đồng thời, giúp nhà nước đưa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự cân bằng, ổn định và phát triển nền kinh tế bền vững.

Ví dụ: Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2022 so với năm 2021 tăng 8,02%, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022, do nền kinh tế được khôi phục trở lại. Trong mức tăng trưởng chung của cơ cấu kinh tế, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 5,11%; công nghiệp và đóng góp 38,24%; dịch vụ đóng góp 56,65%.

Từ đó, cơ cấu thành phần kinh tế là khái niệm được xây dựng như một bộ phận của cơ cấu kinh tế.

Thông thường, cơ cấu thành phần kinh tế gồm: Kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và tư nhân.

- Kinh tế nhà nước được quản lý và điều hành bởi cơ quan nhà nước. Trong cơ cấu kinh tế nhà nước, chính phủ tiến hành quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững cho quốc gia.

- Kinh tế ngoài nhà nước là loại kinh tế được không thuộc quyền sở hữu, không chịu sự chi phối nào của nhà nước, các doanh nghiệp này được tự do hoạt động nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Kinh tế tư nhân là loại kinh tế được sở hữu và điều hành bởi các cá nhân, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp tư nhân phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Tại Việt Nam, căn cứ theo theo quy định Điều 51 Hiến Pháp 2013 có quy định như sau:

Như vậy, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo. Hiện nay Việt Nam có cơ cấu thành phần kinh tế gồm:

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó, với mỗi thành phần kinh tế có vai trò khác nhau và hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với nhau giúp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển.

Việt Nam có cơ cấu thành phần kinh tế gồm những thành phần nào? (Hình ảnh từ Internet)

Trong nền kinh tế hiện nay mức lương tối thiểu vùng người lao động nhận được là bao nhiêu?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.

Hoàn thiện toàn diện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13, theo nội dung định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 có yêu cầu một số nhiệm vụ như sau:

- Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh trong gia đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.

- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường..., tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

- Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

- Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội.

- Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên.

- Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa;.....

- Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn đảng toàn diện; tăng cường bản chất giai cấp công nhân của đảng.

- Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước.

- Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn đảng toàn diện.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của một quốc gia?

Cơ cấu kinh tế được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau:

+ Các yếu tố kinh tế tổng thể: Những yếu tố kinh tế tổng thể như chính sách kinh tế, lạm phát… có thể ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của một quốc gia.

+ Yếu tố xã hội và văn hóa: Một quốc gia có văn hóa phát triển sẽ có nhân lực, trình độ cao hơn, đóng góp cho việc phát triển kinh tế.

+ Công nghệ và hạ tầng kinh tế: Một quốc gia có công nghệ tiên tiến sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn. Cơ sở hạ tầng tốt cũng giúp thúc đẩy việc sản xuất và kinh doanh.

+ Nguồn lực lao động: Trình độ lao động và mức độ phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, ảnh hưởng đến việc phân bố các nhóm ngành trong cơ cấu ngành kinh tế.

+ Tài nguyên tự nhiên, điều kiện địa lý và khí hậu: Một quốc gia có tài nguyên dồi dào là nguồn lợi để phát triển, tạo ra sức mạnh kinh tế. Điều kiện địa lý và khí hậu thuận lợi là tiềm năng cho các ngành kinh tế như nông nghiệp hoặc du lịch.

Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay như thế nào?

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay theo đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%).

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%, đóng góp 53,34%.

Về sử dụng GDP quý III/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40,56% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,61%, đóng góp 44,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,42%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 14,52%.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,51%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,16%; khu vực dịch vụ chiếm 42,72%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,61% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,47%; 38,49%; 41,29%; 8,75%).

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,03% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 34,30% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 3,22%, đóng góp 19,35%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 5,79%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,19%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 46,35%.

Xem chi tiết Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê: Tại đây